Quảng Ninh Không Phá Vỡ Quy Hoạch Vùng Nuôi Tôm Nước Lợ

Đồng chí Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Do được mùa, được giá, thị trường tiêu thụ thuận lợi nên phong trào nuôi tôm nước lợ của nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng cao bất chấp quy hoạch, khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, cơ sở hạ tầng và trình độ kỹ thuật nuôi hạn chế.
Việc phá vỡ quy hoạch vùng nuôi dẫn đến tình trạng nhiễm mặn, không kiểm soát được môi trường vùng nuôi, thiệt hại cho người dân do tiền đầu tư thức ăn nuôi tôm rất lớn…
Để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra các hộ nuôi không nên tự phát phá vỡ quy hoạch vùng nuôi, đối với những ao đầm không đảm bảo kỹ thuật nuôi tôm công nghiệp như không có hệ thống xi phông ở giữa đáy, hệ thống xử lý nước cấp, nước thải, sục khí thì không nên tổ chức nuôi tôm nước lợ theo quy mô công nghiệp.
Vừa qua UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu các địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý đối với nuôi tôm nước lợ.
Được biết hiện nay toàn tỉnh có 9.000 ha nuôi tôm nước lợ, trong đó 2.500 ha nuôi công nghiệp, thời điểm này người dân trên địa bàn đang khẩn trương chuẩn bị thả nuôi vụ Xuân hè 2014.
Có thể bạn quan tâm

Các giống mía khác cũng có giá thu mua cơ bản 10CCS 900.000 đồng/tấn, có mức trợ giá tương tự hai giống mía trên nhưng mức bảo hiểm chữ đường thấp hơn. Cụ thể, từ đầu vụ thu hoạch đến trước tết Nguyên đán là 8CCS, sau tết là 8,5CCS.

Vừa về đến cánh đồng thôn, đã nghe người dân ở đây than thở 2 tháng qua, nhiều hộ chỉ biết ra đồng nhổ cỏ, phun thuốc cứu rau. Trên cánh đồng chuyên canh rau má, nhiều thửa ngập màu vàng, có những vùng trơ cả đất vì sâu ăn hết lá, số khác cũng nổi những chấm đen trên lá khiến rau khó bán, thương lái ép giá.

Ông Nguyễn Công Thừa - Chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào (Đà Lạt), cho biết: Từ đầu năm 2014 đến nay, HTX đã cung cấp ra thị trường 37 ngàn tấn rau, củ, quả các loại, với tổng doanh thu 147 tỷ đồng, đạt 82% kế hoạch năm.

Đến nay, nông dân huyện Châu Thành A (Hậu Giang) cơ bản thu hoạch xong 8.100ha lúa Thu đông; bà con tiếp tục vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị xuống giống cho vụ Đông xuân 2014 - 2015.

Mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng VietGAP được Bộ NN-PTNT triển khai từ năm 2008. Tại Phú Yên, mô hình này do thạc sĩ Trương Văn Tuấn, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật, làm chủ nhiệm dự án, đến nay đã chuyển giao kỹ thuật, quy trình sản xuất cho hàng trăm hộ nông dân.