Văn phòng Chính phủ trả lời 4 kiến nghị của Hội NDVN

Tại hội nghị trên, Hội NDVN đã kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định số 202/2013/NĐ-CP (NĐ 202) về quản lý phân bón; đề nghị xem xét bãi bỏ một số loại phí, lệ phí trong chăn nuôi và kiểm dịch;
Tăng cường các giải pháp quản lý, giám sát và bảo vệ ngư dân khai thác hải sản trên biển; lập các trung tâm kiểm nghiệm nông sản đạt chuẩn quốc tế…
VPCP cho biết, qua theo dõi quá trình triển khai thực hiện NĐ 202, Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT đang tiếp thu ý kiến đóng góp từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về công tác quản lý phân bón để xây dựng cơ chế phối hợp quản lý đồng bộ, thống nhất từ T.Ư đến địa phương; đồng thời loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nông dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón…
Về vấn đề thu lệ phí, phí trong chăn nuôi và kiểm dịch, công văn của VPCP nêu rõ:
Để giảm bớt khó khăn, tạo động lực cho doanh nghiệp và người chăn nuôi, ngày 7.8.2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 113/2015 sửa đổi Thông tư 04/2012 về quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
Theo đó, đã bãi bỏ 13 khoản, sửa đổi 1 khoản thu liên quan đến cấp giấy phép có thu lệ phí và 21 khoản thu phí thú y.
Bộ NNPTNT đang tiếp tục chỉ đạo xây dựng hàng rào kỹ thuật phù hợp với thông lệ quốc tế để kiểm soát việc nhập khẩu sản phẩm thịt gia súc, gia cầm từ các nước vào Việt Nam.
Đối với vấn đề giám sát, quản lý, bảo vệ ngư dân, VPCP trả lời: Tổ liên ngành T.Ư (gọi tắt là Tổ 689) đã được thành lập theo Chỉ thị 689/CT-TTg ngày 18.5.2010 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó Bộ NNPTNT là cơ quan thường trực đã tích cực chỉ đạo các địa phương ven biển quán triệt, triển khai Chỉ thị 689;
Trực theo dõi, tiếp nhận thông tin, đề xuất các giải pháp giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh; hướng dẫn ngư dân biết ranh giới vùng biển Việt Nam và các nước để ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài khi khai thác hải sản…
Về kiến nghị thành lập các trung tâm kiểm nghiệm nông sản đạt chuẩn quốc tế, công văn của VPCP nêu rõ:
Cơ chế pháp lý và chính sách phát triển hệ thống các phòng kiểm nghiệm hoặc trung tâm kiểm nghiệm cả khu vực công và tư theo đúng quy định của pháp luật đã được ban hành tương đối đầy đủ.
Hiện nay, hệ thống này của Việt Nam đã được đầu tư tương đối hiện đại, đa dạng, phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản…
Có thể bạn quan tâm

Rau xanh Đà Lạt thu hoạch trước và sau Tết Giáp Ngọ khoảng 20 ngày, phần lớn đều giảm giá liên tục; chỉ tăng giá một vài loại rau sản lượng không đáng kể. Hai “mảng màu” rau xuân Đà Lạt đang đặt ra việc thay đổi “nông lịch” gieo trồng sao cho phù hợp hơn với thị trường.

Sau nhiều tháng liên tục rớt giá, dịp này, giá gia cầm tăng cao, tiêu thụ thuận lợi. Nhiều chủ trang trại thấy tiếc vì không dự báo được thị trường đã giảm đàn quá nhiều hoặc bỏ trống chuồng trại.

Các gia đình thuộc diện nghèo tỉnh Sóc Trăng sẽ được hỗ trợ nuôi bò sữa nằm trong khuôn khổ dự án phát triển bò sữa giai đoạn 2013 - 2020.

Theo các chủ bè cá, giá cá điêu hồng tăng trở lại là do sản lượng cá cung cấp cho thị trường thời điểm này khan hiếm, bởi trước đó nhiều bè cá thua lỗ đã "treo" bè. Hiện nhiều thương lái đến vùng nuôi cá điêu hồng ở Cồn Thới lùng sục để mua cá điêu hồng loại lớn từ 1-1,2 kg để cung cấp cho thị trường, nhưng cá loại này rất khan hiếm do giá cá điêu hồng đang trên đà tăng nên các chủ bè tiếp tục neo cá lại để chờ giá cá cao hơn.

Nếu như những năm trước đây, chỉ cần ra cách bờ chưa đầy một hải lý, ngư dân ven biển Mộ Đức (Quảng Ngãi) đã có thể cào được cả tấn ốc gạo. Thì năm nay, mọi người phải đi thuyền vào tận Đức Phổ và tỉnh Bình Định mới tìm được sản vật này của biển…