Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xây dựng Nông thôn mới ở Hải Phòng đẹp từ nhà ra đồng

Xây dựng Nông thôn mới ở Hải Phòng đẹp từ nhà ra đồng
Ngày đăng: 02/11/2015

Thay đổi bộ mặt làng quê

Lâu lâu có dịp ra ngoại thành, tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay nhanh chóng của làng quê Hải Phòng với những con đường bê tông phẳng lỳ, rộng rãi, các đường ngang liên xã, đường xóm ngõ, đường ra đồng...đã được xây dựng khang trang, không còn cảnh lầy lội, cỏ mọc um tùm như trước.

Làm đường bê nông nội đồng ở xã Việt Tiến, huyện Vĩnh Bảo.

Nhớ lại cách đây vài tháng, trong một buổi tiếp và làm việc với lãnh đạo Báo NTNN, Chủ tịch UBND thành phố - ông Lê Văn Thành cho biết, trong năm 2015, TP.Hải Phòng đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực tam nông, trong đó tập trung đầu tư cho Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới với số vốn lên tới 1.000 tỷ đồng, gấp 3 lần số vốn đầu tư của cả 3 năm trước.

Với phương thức Nhà nước đầu tư xi măng, phần còn lại xây dựng đường giao thông do nhân dân tự đóng góp, ước tính, cứ 1 đồng vốn nhà nước bỏ ra, sẽ thu hút thêm được 4 đồng do nhân dân tự đóng góp, tạo ra giá trị đầu tư tổng cộng 5 đồng.

Như vậy, nếu trong năm 2015, TP.Hải Phòng giải ngân hết số tiền 1.000 tỷ đồng đầu tư, sẽ tạo ra giá trị đầu tư chung cho xây dựng nông thôn mới lên đến 5.000 tỷ đồng.

Hôm đó, nghe Chủ tịch UBND thành phố Lê Văn Thành nói, tôi ghi chép lại những con số như một tác nghiệp bình thường của phóng viên để đưa tin, nhưng hôm nay, tận mắt chứng kiến sự đổi thay của làng quê Hải Phòng, tôi mới cảm nhận được hết ý nghĩa trong những câu nói của ông trong việc lựa chọn lĩnh vực ưu tiên đầu tư, cách thức thu hút nguồn lực xã hội và quyết tâm cao của lãnh đạo thành phố trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Sự đầu tư tập trung với việc hỗ trợ 500.000 tấn xi măng đúng là đã tạo ra cú hích, thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới bứt phá một cách ngoạn mục.

Cách làm sáng tạo, đúng hướng, hợp lòng dân của Hải Phòng đã thu hút được nguồn lực lớn từ cộng đồng dân cư với số vốn người dân tự nguyện chung tay xây dựng đường làng ngõ xóm lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Nhà nước chỉ hỗ trợ xi măng, còn nhân dân tự đóng góp cát, đá, ngày công xây dựng, thậm chí hiến cả đất để mở rộng đường.

Đúng như ông Lê Văn Thành đã nói, tính trung bình, cứ một đồng xi măng của Nhà nước được đưa vào xây dựng, người dân đã bỏ thêm vào đấy 4 đồng.

Vậy mà vẫn vui, vẫn mong được đóng góp, nhà nhà làm đường, làng nọ thi với làng kia...

tạo phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, vượt trên cả sự mong đợi.

Theo số liệu từ Văn phòng điều phối Ban chỉ đạo thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Hải Phòng, chỉ tính từ đầu năm đến nay, số đường làng ngõ xóm, đường nội đồng được bê tông hóa xấp xỉ 900km.

Quận cũng xin "ké" chương trình nông thôn mới

   Theo thông tin từ Văn phòng Ban chỉ đạo thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới TP.Hải Phòng, trong thời gian không xa, thành phố sẽ hoàn thành tiêu chí xây dựng giao thông nông thôn và chuyển sang vận động nhân dân tiếp tục chung tay góp sức người, sức của để xử lý các vấn đề rác thải, nước thải, cải thiện môi trường nông thôn xanh, sạch.

Phong trào góp công sức, tiền của xây dựng nông thôn mới hừng hực khí thế ở nông thôn, lan tỏa tới cả các quận vùng ven đô của Hải Phòng khiến nhân dân ở đây cũng mong muốn được thực hiện chương trình hỗ trợ xi măng (xin "ké" với chương trình xây dựng nông thôn mới), bà con bỏ thêm vốn xây dựng xóm phố sạch đẹp.

Thực tế, nhiều tuyến ngõ, phố ở các quận mới thành lập còn chưa được quan tâm, có ngõ còn là đường đất, có ngõ mới chỉ được rải đá cấp phối, bà con đi lại khó khăn.

Trước nguyện vọng chính đáng của nhân dân, lãnh đạo TP.Hải Phòng đã quyết định hỗ trợ xi măng cho các phường thuộc 3 quận mới thành lập là Kiến An, Dương Kinh và Đồ Sơn.

Theo đó, năm 2015,  hỗ trợ 37.106 tấn xi măng để bê tông hóa 226,96km đường giao thông của một số phường, thị trấn, trong đó có 110,53km đường giao thông khu dân cư.

Đến nay, 17/19 phường thuộc 3 quận nói trên đã triển khai chương trình và tiếp nhận được 8.833 tấn xi măng, bê tông hóa được 61,32km đường ngõ khu dân cư.

Một người dân ở khu Tiểu Trà, phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh phấn khởi chia sẻ, tuy là quận nhưng còn nhiều ngõ thuộc các khu dân cư xa trung tâm vẫn chưa được bê tông hóa, khi trời mưa ngõ thường ngập lụt, lầy lội.

Nay được nhà nước quan tâm hỗ trợ xi măng, bà con phấn khởi đóng góp kinh phí mua cát, đá và bỏ công lao động làm đường bê tông.

Đường ngõ sạch đẹp, khu dân cư cũng khang trang hẳn lên nên bà con rất phấn khởi.

Từ thành công của các khu dân cư đã triển khai, hàng loạt hộ dân ở các ngõ phố thuộc 3 quận nói trên đã đăng ký xin được nhà nước hỗ trợ xi măng, nhân dân tự nguyện đóng góp nguyên vật liệu và kinh phí thi công để xây dựng những tuyến phố, ngõ phố sạch đẹp, văn minh. 


Có thể bạn quan tâm

Giá Dưa Hấu Tăng Gần 1.500 Đồng/kg Giá Dưa Hấu Tăng Gần 1.500 Đồng/kg

Ông Dương Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Trường Long Hòa cho biết: Với mức giá này người trồng sẽ thu được lợi nhuận từ 60 triệu đến 80 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, để từng bước khắc phục tình trạng dưa hấu được mùa mất giá, ông Liệu cho biết, xã sẽ vận động nông dân chuyển đổi sang một số loại cây trồng khác; khuyến cáo nông dân chỉ duy trì khoảng 200 ha trồng dưa hấu trên địa bàn.

08/04/2014
Hiệu Quả Trồng Ổi Xen Cam Hiệu Quả Trồng Ổi Xen Cam

Yên Bái là một tỉnh miền núi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp phát triển các loại cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây cam. Tuy nhiên, hiện nay, đại đa số các vùng trồng cây ăn quả có múi một thời nổi tiếng như: cam Văn Chấn, bưởi Khả Lĩnh, Đại Minh và cam sành Lục Yên đang ngày càng giảm sút về năng suất, chất lượng và thu hẹp về diện tích. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút về năng suất và chất lượng sản phẩm của hàng loạt các loại cây ăn quả có múi là vì bị sâu bệnh phá hoại. Có một loại bệnh rất phổ biến hiện nay chính là bệnh vàng lá Greening do rầy chổng cánh gây nên. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các vùng trồng cam, quýt trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đặc biệt là tại huyện Lục Yên. Thời kỳ cao điểm, Lục Yên có diện tích trồng cam lên tới 300ha ở hầu hết các xã, nhiều nhất là Tân Lĩnh, Minh Chuẩn, Mường Lai, thị trấn Yên Thế... Từ năm 2005, diện tích trồng cam đã bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, từ năm 2007 đến nay, mỗi

08/04/2014
Dứa Có Nguy Cơ Tồn Đọng Dứa Có Nguy Cơ Tồn Đọng

Từ đầu tháng 4 đến nay, cả tư thương và nông dân xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai) như “ngồi trên đống lửa” vì dứa đã đến cuối kỳ thu hoạch, nhưng thương lái bỗng dừng việc thu mua, vận chuyển.

08/04/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Sản Xuất Xoài An Toàn Xã Định Yên (Đồng Tháp) Hiệu Quả Từ Mô Hình Sản Xuất Xoài An Toàn Xã Định Yên (Đồng Tháp)

Từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ, sự phối hợp của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Hội Làm vườn huyện Lấp Vò triển khai thực hiện mô hình sản xuất xoài an toàn xã Định Yên với qui 5ha của 6 hộ dân thuộc ấp An Khương.

08/04/2014
Thanh Long Ruột Đỏ Và Cuộc Hành Trình Đạt Tiêu Chuẩn VietGAP Thanh Long Ruột Đỏ Và Cuộc Hành Trình Đạt Tiêu Chuẩn VietGAP

Qua gần 1 năm triển khai, với sự hỗ trợ, hướng dẫn của ngành Khuyến nông, trong tháng 2-2014, trại thanh long ruột đỏ của ông Trần Công Sơn (ấp Thân Đức, xã Thân Cửu Nghĩa) được tổ chức VietCert cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đây cũng là trại thanh long đầu tiên trên địa bàn huyện Châu Thành (Tiền Giang) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn này.

08/04/2014