Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển nuôi cá biển có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu

Phát triển nuôi cá biển có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu
Ngày đăng: 07/10/2015

Nuôi những loài cá biển có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá ngừ đại dương là ưu tiên phát triển lâu dài.

Trên thực tế, việc đầu tư nuôi cá biển này đã được một số đơn vị triển khai trong vài năm trở lại đây và thu về kết quả khả quan khi sản phẩm làm ra có thể xuất khẩu thẳng sang Mỹ và thu lợi nhuận lớn.

Phát biểu tại cuộc họp báo chiều 6.10, Đại diện Tổng cục Thủy sản cho hay, Bộ NN&PTNT đang triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển và hải đảo của Tổ quốc.

Bộ chú trọng đến việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản, tiềm năng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và gắn với nhu cầu thị trường, đồng thời đảm bảo các mục tiêu phúc lợi cho ngư dân và người tiêu dùng.

Bộ hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao khoa học – công nghệ, phát triển thị trường, công trình hạ tầng phục vụ sản xuất thủy sản như cảng cá, bến cá, hệ thống thủy lợi vùng nuôi thủy sản tập trung, cung cấp thông tin dịch vụ hỗ trợ kiểm soát và chứng nhận chất lượng sản phẩm thủy sản.

Ngoài ra, Bộ cũng quan tâm và xác định về lâu dài cần nghiên cứu mở rộng thị trường, phát triển nuôi những loài cá biển có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá ngừ đại dương, cá Song/mú để xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu là một hướng đi đúng đắn và sẽ kéo theo việc phát triển nghề nuôi cá biển tại Việt Nam.

Bộ NN & PTNT định hướng phát triển mạnh những loài có giá trị kinh tế cao để phát triển nuôi ở biển xa, ven hải đảo;

Thúc đẩy hợp tác công tư giữa nhà nước và tư nhân với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước thực hiện chuyển giao công nghệ nuôi tiên tiến và bao tiêu sản phẩm;

Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để phát triển bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Chuyện làm kinh tế tập thể ở Tam Nông Chuyện làm kinh tế tập thể ở Tam Nông

Mô hình kinh tế tập thể trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và thương mại, dịch vụ đã tăng nguồn thu nhập cho người dân, góp phần tô điểm bức tranh kinh tế nông thôn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) thêm nhiều khởi sắc.

15/08/2015
Tín dụng nông nghiệp, nông thôn thúc đẩy phát triển kinh tế hộ ở Thanh Thủy Tín dụng nông nghiệp, nông thôn thúc đẩy phát triển kinh tế hộ ở Thanh Thủy

Góp sức cùng cả hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) phục vụ chương trình "Tam nông", 4 năm qua tín dụng cho nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 41 của Chính phủ đã tạo ra “lực đẩy” trong sản xuất kinh doanh của hàng nghìn hộ trên địa bàn huyện Thanh Thủy, góp phần nâng cao thu nhập của người dân địa phương.

15/08/2015
Thanh Sơn tập trung phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa vụ mùa Thanh Sơn tập trung phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa vụ mùa

Vụ mùa năm 2015, Thanh Sơn gieo cấy 3.470ha/3.470ha cây lúa đạt 100% kế hoạch; diện tích lúa lai 1.605ha/1.600ha đạt 100,3% kế hoạch; diện tích lúa chất lượng cao 302ha/300 ha đạt 100,6% kế hoạch. Hiện tại, diện tích lúa vụ mùa ở Thanh Sơn đang sinh trưởng và phát triển tốt; một số diện tích trà mùa sớm đang trong quá trình đứng cái, làm đòng.

15/08/2015
Mùa vui của người trồng dưa Mùa vui của người trồng dưa

Dưa gang được mùa cộng với giá bán cao nên nhiều hộ dân tại huyện Thăng Bình rất phấn khởi.

15/08/2015
Liên kết sản xuất mô hình hiệu quả cho nhà nông ở huyện Điện Biên Liên kết sản xuất mô hình hiệu quả cho nhà nông ở huyện Điện Biên

Gia đình anh Lò Văn Hạnh, thuộc đội 15 xã Thanh Xương, huyện Điện Biên có khoảng 2.500m2 ruộng. Vụ chiêm xuân năm nay anh gieo toàn bộ bằng giống lúa chất lượng cao bắc thơm số 7 – loại giống siêu nguyên chủng do Công ty Giống lúa Thái Bình cung ứng. Nhờ chăm bón tốt, đúng quy trình nên vụ lúa này gia đình anh thu hoạch khoảng 1,6 tấn.

15/08/2015