Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa vui của người trồng dưa

Mùa vui của người trồng dưa
Ngày đăng: 15/08/2015

Có mặt tại ruộng dưa gang lúc sáng sớm, ông Dương Văn Sơn (tổ 15, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình) cùng vợ và con trai tất bật hái dưa để cân cho thương lái. Chọn những trái dưa vừa cỡ, không quá lớn cũng không quá nhỏ, sau một tiếng đồng hồ, ông Sơn hái được 2 tạ dưa, cân bán tại ruộng cho thương lái với giá 4 nghìn đồng/kg. Bắt đầu xuống giống ngày 12.5 âm lịch, đến nay ruộng dưa của ông đã hái được 8 đợt. Ông Sơn vui vẻ nói: “Hai sào dưa này tốn 2 triệu đồng tiền đầu tư (giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh hại các loại…) nhưng bán được khoảng 13 triệu đồng. Trước mắt, được 8 triệu đồng rồi, còn 6 đợt thu hoạch nữa ước tính khoảng gần 5 triệu đồng. Thương lái đòi mua đứt đoạn 4 triệu đồng từ đây đến cuối mùa nhưng tôi không chịu”.

Ông Sơn cho biết, thời gian sinh trưởng, cho trái đến khi nhổ dây của cây dưa rất ngắn, khoảng tầm 1 tháng 10 ngày đối với những vụ trồng vào mùa nắng; những vụ trồng vào tháng lạnh thì kéo dài 2 tháng 20 ngày (từ tháng Chạp đến tháng Giêng âm lịch). Giá dưa gang cao nhất vào thời điểm tháng 10, 11 âm lịch vì đây là vụ dưa trái mùa. Vào những tháng đó, người trồng dưa phải sử dụng màn phủ nông nghiệp để bảo vệ cây khỏi chịu ảnh hưởng của thời tiết, tuy năng suất không cao nhưng bù lại giá dưa đạt 10 - 15 nghìn đồng/kg, có khi lên đến 19 nghìn đồng/kg. Sắp tới, ông Sơn tính trồng 6 sào dưa trái mùa, năng suất có thể không cao bằng những vụ khác nhưng bù lại giá dưa rất hấp dẫn.

Bà Lê Thị Sa (tổ 15, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình) cũng vui vì vụ dưa được giá. Gặp bà trên ruộng dưa gang gần 2 sào, vừa ngắt ngọn cho dưa bà Sa vui vẻ khoe: “Ngày mai tôi mới thu hoạch đợt đầu nhưng nghe thằng em cũng trồng dưa trên Bình Quý nói là thu được 30 triệu đồng/6 sào mà mới hái vài đợt, bán với giá 5,5 nghìn đồng/kg. Hiện tại ruộng dưa phát triển tốt, giá dưa dao động 4 - 5 nghìn đồng/kg nên tôi rất vui. Đối với người trồng dưa, trừ dưa trái mùa thì giá dưa này đã gọi là được giá rồi”.

Trò chuyện về ruộng dưa nhà mình, bà Sa cho biết thêm, vào thời điểm này năm ngoái, giá dưa khoảng 2 - 2,5 nghìn đồng/kg nhưng năm nay tăng lên gấp đôi. Giá dưa lên xuống thất thường không lường trước được. Người trồng dưa ngoài việc “trông trời, trông đất” còn phải “trông người trồng” bởi “hễ vụ mô mà nhiều người trồng thì giá dưa tụt xuống rất thấp” - bà Sa giải thích. Xen lẫn câu chuyện vui về mùa dưa được giá, không ít người nhắc đến những “mùa dưa buồn”. Bà Nguyễn Thị Thành (tổ 8, thôn Bình Hiệp, xã Bình Phục, Thăng Bình), người trồng dưa gang nhiều năm nói: “Trồng dưa bấp bênh lắm. Như nhà tôi nhiều vụ bị mất vốn đầu tư. Thương lái èo uột, giá dưa thấp nên chỉ còn cách đem về cho trâu, bò ăn. Thậm chí nhiều hộ không thu hoạch, để dưa chín tại đồng rồi lấy hạt giống hoặc bán cho những người mua hạt dưa về cho chim ăn với giá 80 - 100 nghìn đồng/lon, vớt vát được đồng nào hay đồng ấy. Biết là bấp bênh đó nhưng nhà nông thì biết làm chi chừ”. Tuy vậy, vụ dưa này bà Thành và nhiều nông dân khác đã tìm thấy niềm vui vì dưa đang được giá…


Có thể bạn quan tâm

Thanh Hóa Tăng Cường Kiểm Soát Giống Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Thanh Hóa Tăng Cường Kiểm Soát Giống Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Hiện nay, diện tích chuyên NTTS ở các vùng triều trên địa bàn tỉnh là 18.050 ha, trong đó, nuôi nước ngọt 10.350 ha; nuôi nước mặn, lợ 7.700 ha. Để hoạt động NTTS của người dân đạt hiệu quả, ngay từ đầu vụ nuôi ngành thủy sản đã phối hợp với các địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân về các đối tượng nuôi, quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

21/11/2014
An Giang Sản Xuất Khô Phục Vụ Tết Vào Mùa An Giang Sản Xuất Khô Phục Vụ Tết Vào Mùa

Chi cục Nông - lâm sản và Thủy sản cho biết, toàn tỉnh hiện có trên 20 cơ sở sản xuất khô được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, số cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận còn khá nhiều. Đơn vị đang tiếp tục hướng dẫn cơ sở hoàn thiện thủ tục theo đúng quy định để việc sản xuất khô đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.

21/11/2014
Thả Thả "Chà" Cách Đánh Bắt Truyền Thống Của Ngư Dân Bãi Ngang

Chỉ với những cột "chà" được làm bằng tre và lá dừa thả chìm dưới đáy biển ngư dân ở các xã bãi ngang ven biển Mộ Đức (Quảng ngãi) đã có thể dụ được cá, mực... vào trú ngụ để đánh bắt. Thả "chà" là một "sáng tạo đặc biệt" của những ngư dân vùng bãi ngang từ bao đời nay.

21/11/2014
Phải Bảo Đảm An Toàn Khi Chăn Nuôi Cá Sấu Phải Bảo Đảm An Toàn Khi Chăn Nuôi Cá Sấu

Hiện toàn huyện Định Quán đang có 148 trang trại, hộ gia đình tham gia nuôi cá sấu với tổng cộng trên 94 ngàn cá thể. Đây là loài động vật hung dữ, vì vậy ngoài việc yêu cầu các hộ chăn nuôi tuân thủ nghiêm ngặt về quy cách chuồng trại, đòi hỏi các ngành chức năng phải có biện pháp để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi.

21/11/2014
Chăn Nuôi Nhỏ Lẻ Ngày Càng Thất Thế Chăn Nuôi Nhỏ Lẻ Ngày Càng Thất Thế

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang yếu thế khi phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì sắp tới, ngành này lại phải đối mặt với con sóng lớn khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Đặc biệt, chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất.

21/11/2014