Thanh Sơn tập trung phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa vụ mùa

Tuy nhiên sâu cuốn lá nhỏ đang chuyển lứa, gia tăng mật độ và có nguy cơ gây hại nặng trên lúa mùa. Diện tích sâu cuốn lá bị nhiễm là 2.248,9ha (nhẹ 340,1ha; trung bình 1.635,5ha; nặng 273,5ha). Một số sâu bệnh khác (sâu đục thân, khô vằn...) hại nhẹ rải rác ở một số diện tích.
Trước tình hình trên, UBND huyện đã yêu cầu UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời các ổ sâu bệnh, chỉ đạo phòng trừ triệt để theo hướng dẫn của Trạm bảo vệ thực vật; tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh xã, khu dân cư về tình hình sâu cuốn lá nhỏ hại lúa mùa và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ; chỉ đạo khuyến nông xã liên hệ với Trạm bảo vệ thực vật cung ứng thuốc đặc hiệu để phòng trừ, hướng dẫn nông dân sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và đúng cách. Đến nay, diện tích đã phun trừ sâu bệnh là 20ha, song do thời tiết mưa kéo dài nên UBND huyện chỉ đạo tiếp tục phun 1.908,8ha trên toàn huyện tập trung từ ngày 3 đến 8-8-2015.
Có thể bạn quan tâm

50 đại biểu nông dân tiêu biểu, xuất sắc đã được cử đi dự Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ IX.

Ngày 3.9, hơn 200 điển hình tiên tiến từ các tỉnh thành trong cả nước đã tề tựu về “điểm hẹn” khách sạn La Thành (Hà Nội). Chưa kịp giũ sạch bụi đường xa, một số đại biểu vẫn vui vẻ chia sẻ với PV Dân Việt.

Với nhiều cán bộ từ miền xuôi lên và đang công tác ở huyện miền núi huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) thì sâm cau được gọi là cây "nhớ vợ". Bởi lẽ theo họ, một khi đã uống sâm cau thì chỉ muốn về nhà "thăm" vợ.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Bhling Mia - Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tự hào: “Xã Anông chúng tôi đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2014. Đây là xã miền núi đạt chuẩn đầu tiên của tỉnh Quảng Nam. Nhờ NTM, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 69,69% năm 2010 xuống còn 39,34% hiện nay.

Dự báo thời tiết trong những ngày tới tại khu vực miền Trung sẽ là nắng ráo, thuận lợi cho nông dân thu hoạch vụ lúa hè thu đang mùa chín rộ.