Phát Hiện Thêm 4 Ổ Dịch Cúm Gia Cầm Mới Ở Bình Định

Ngày 24.3, ông Lê Ngọc Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, cho biết: Từ ngày 20.3 đến nay, đàn vịt tơ nuôi tại 4 hộ ở xã Hoài Đức (Hoài Nhơn) đã xuất hiện tình trạng vịt chết lẻ tẻ, qua lấy mẫu xét nghiệm, cơ quan Thú y vùng 4 Đà Nẵng đã phát hiện vịt chết do vi-rút cúm A (H5N1). Chi cục Thú y tỉnh đã tiến hành tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh, xuất nguồn vắc-xin dự phòng để tiêm phòng cho toàn bộ đàn gia cầm tại địa phương. Đồng thời, yêu cầu các hộ chăn nuôi tại địa phương thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch cúm gia cầm theo sự hướng dẫn của cơ quan chức năng.
Như vậy, từ đầu tháng 3 đến nay, Chi cục Thú y tỉnh đã phát hiện dịch cúm gia cầm tại 5 hộ gia đình, gồm 1 ổ dịch tại phường Trần Quang Diệu (TP Quy Nhơn) và 4 ổ dịch tại xã Hoài Đức (Hoài Nhơn), với tổng đàn vịt bị bệnh và tiêu hủy 8.470 con. Theo ngành chức năng, hầu hết đàn vịt bị mắc dịch đều là vịt tơ mới tái đàn, thời gian nuôi từ 2-3 tháng tuổi. Chi cục Thú y đã phối hợp với các địa phương hướng dẫn tiêu hủy đàn vịt mắc dịch; cấp vắc-xin và thuốc sát trùng dự phòng cho các huyện thực hiện tiêm phòng và tiêu độc sát trùng tại các địa phương xảy ra các ổ dịch.
Có thể bạn quan tâm

Từ cây ăn trái “vô danh”, đến nay mãng cầu Xiêm đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) với vùng chuyên canh mở rộng lên đến 850 ha. Tuy nhiên, sau thời gian phát triển, cây trồng này đang đối mặt với nhiều thách thức, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.

Cây ăn trái được xác định là một trong những mặt hàng nông sản thế mạnh của vùng ĐBSCL, tuy nhiên việc phát triển vườn cây ăn trái chưa được như mong muốn bởi giá cả lên xuống thất thường, đầu ra thiếu ổn định. Xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái quy mô lớn, chất lượng cao để phục vụ tiêu thụ nội địa và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

Ngày 8-7-2015, UBND tỉnh Bến Tre ban hành Chỉ thị số 01 về việc nghiêm cấm nhân, nuôi, phát tán đuông dừa trên địa bàn tỉnh. Đuông dừa được xác định là một trong những sinh vật gây hại trực tiếp đối với cây dừa, thuộc họ vòi voi, bộ cánh cứng, phân bố rộng trên các vùng trồng dừa của Bến Tre và cả nước. Đây là loại côn trùng gây hại nguy hiểm nhất cho cây dừa, rất khó phát hiện.

Với mã số được cấp (PUC) là DE.09.02.01.001, Tổ hợp tác sản xuất nhãn tiêu da bò xã Tân Hạnh (Long Hồ) là đơn vị đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long vinh dự được Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Vĩnh Long hỗ trợ xây dựng mô hình khắc phục bệnh chổi rồng và đủ điều kiện để cấp mã số vùng trồng theo các chỉ tiêu đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm và tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Thời điểm này, nông dân Bắc Hà (Lào Cai) đang vào cuối vụ thu hoạch quả lê.