Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cua, Tôm Kết Hợp Hiệu Quả Và An Toàn

Nuôi Cua, Tôm Kết Hợp Hiệu Quả Và An Toàn
Ngày đăng: 02/05/2014

Nuôi cua xanh kết hợp tôm sú là một mô hình nuôi mang lại hiệu quả và đang được người dân ven biển ở TX Sông Cầu nhân rộng. Mô hình này vốn đầu tư ít, cua có thể ăn thức ăn thừa trong ao nên giúp cải tạo môi trường đáy ao, ít đầu tư về thời gian và công chăm sóc, không sử dụng thuốc nhiều như nuôi tôm chuyên canh.

Hiện nay, cua xanh thương phẩm được coi là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả và được bà con các vùng nuôi áp dụng bằng hình thức nuôi đơn hoặc nuôi ghép với đối tượng nuôi khác. Hình thức nuôi ghép cua xanh được bà con vùng nuôi trồng thủy sản xã Xuân Hải (TX Sông Cầu) thực hiện từ mấy năm nay.

Ông Nguyễn Văn Trương ở thôn 5, xã Xuân Hải là một trong những hộ đã thành công với cách nuôi kết hợp này. Vì ao nuôi nằm trong vùng chuyên canh nuôi tôm, nên nguồn nước, chất đất cũng phù hợp với tập tính sinh sống của cua, giúp cua phát triển tốt. Ông thả cua trước khoảng 35 đến 40 ngày, sau đó mới thả tôm.

Với diện tích 3,2ha, mỗi vụ ông Trương thả khoảng 10 vạn con cua giống và tôm sú khoảng 5 vạn con. Thời gian nuôi từ 5 đến 6 tháng, khi cua đạt trọng lượng khoảng 3 con/kg là có thể thu hoạch. Cua được thu hoạch trước và rải rác, tôm thu hoạch sau.

Ông Nguyễn Văn Trương cho biết: “Nhờ tham gia các lớp tập huấn do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức, qua nghiên cứu tài liệu, tờ rơi và được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật nên tôi mới mạnh dạn đầu tư nuôi cua theo kiểu xen canh này.

Khi cua còn nhỏ, cho cua ăn vào lúc sáng sớm và chiều mát, cua lớn hơn thì cho ăn một lần trong ngày. Thường xuyên thay nước và kiểm tra sức khỏe tôm, cua để kịp thời xử lý khi có dấu hiệu bệnh.

Thay nước cũng giúp giữ được nguồn nước sạch, phòng tránh cua bị nhiễm bệnh khi ở giai đoạn lột xác. Cách nuôi cua kết hợp tôm của ông Nguyễn Văn Trương tuy nhỏ lẻ nhưng bền vững và hiệu quả.

Theo ông Trương, nuôi cua kết hợp với tôm tuy lãi không nhiều như nuôi tôm sú hay tôm thẻ chân trắng đơn thuần, nhưng hiệu quả và an toàn hơn.

Bên cạnh đó, nuôi cua cùng với tôm sẽ cải thiện đáng kể môi trường ao nuôi, giúp hạn chế tình hình dịch bệnh, giảm chi phí đầu tư…”. Trước đây, ông Nguyễn Văn Trương nuôi tôm sú, sau đó nuôi tôm thẻ chân trắng, nhưng hiệu quả bấp bênh vì dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Hơn 3 năm nay, ông Trương chuyển sang nuôi tôm kết hợp với cua xanh.

Thời gian đầu, giống cua được ông thu gom trong tự nhiên, gặp cua gì nuôi cua nấy, vì vậy sản lượng cua thành phẩm không đồng đều. Những vụ sau, ông Trương mua cua giống từ các trại sản xuất cua giống nhân tạo nên kích cỡ đồng đều, sạch bệnh, sức đề kháng cao, tốc độ tăng trưởng nhanh… nên ít bệnh.

Ông Nguyễn Văn Trương cho biết, chi phí đầu tư một vụ khoảng 15 triệu đồng. Với giá cua gạch hiện nay từ 240.000 đến 280.000 đồng/kg, cua y từ 140.000 đến 160.000 đồng/kg, bình quân mỗi vụ ông Trương lãi từ 35 đến 40 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí.

Từ thành công của việc nuôi tôm, cua kết hợp đã mở ra một hướng đi mới giúp bà con các vùng nuôi tận dụng các hồ nuôi tôm không hiệu quả chuyển sang nuôi cua, nhằm đa dạng hóa đối tượng, cải thiện môi trường nuôi, tạo nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân ven biển.


Có thể bạn quan tâm

Gà Sống, Người “Chết”! Gà Sống, Người “Chết”!

Sau 1 tháng gà bị cầm chuồng, trong giai đoạn tăng trưởng này, mỗi ngày đàn gà 8.200 con “ngốn” mất 10 triệu đồng tiền thức ăn. Vị chi qua 1 tháng cầm chuồng, người nuôi đã mất thêm 300 triệu đồng tiền thức ăn.

12/03/2014
Tăng Cường Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Tăng Cường Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi

Thời gian qua, mặc dù ngành chuyên môn đã tăng cường nhiều biện pháp phòng, chống nhưng tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn tiếp tục xảy ra trên địa bàn huyện Năm Căn (Cà Mau). Tác nhân gây hại chủ yếu là virus đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp.

13/03/2014
Một Số Giải Pháp Ngăn Chặn Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Một Số Giải Pháp Ngăn Chặn Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi

Theo Sở NN&PTNT, đến nay, tổng diện tích thả nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh trong tỉnh Bến Tre là 882ha, diện tích bị thiệt hại là 143ha. Tôm chết giai đoạn từ 30-35 ngày tuổi, do bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, tập trung tại các xã: Định Trung, Đại Hòa Lộc và các địa phương nuôi ngoài vùng qui hoạch, như: Thới Lai, Phú Vang, Lộc Thuận (Bình Đại).

13/03/2014
Xử Lý Những Hộ Nuôi Cá Từ Nguồn Nội Tạng Gia Súc, Gia Cầm Xử Lý Những Hộ Nuôi Cá Từ Nguồn Nội Tạng Gia Súc, Gia Cầm

Thời gian qua dù cơ quan chức năng thành phố đã tăng cường kiểm tra xử lý, nhưng nhiều hộ chăn nuôi cá bè trên sông Cái (thuộc nhánh sông Đồng Nai) vẫn lén lút nhập nguồn thức ăn cho cá là nội tạng gia súc, gia cầm, trong đó có hàng trăm ký lòng gà, lòng vịt.

13/03/2014
Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thị Xã Sông Cầu Phát Huy Vai Trò Tổ Quản Lý Cộng Đồng Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thị Xã Sông Cầu Phát Huy Vai Trò Tổ Quản Lý Cộng Đồng

Năm 2014, TX Sông Cầu (Phú Yên) có chủ trương đa dạng hóa các vật nuôi thủy sản thân thiện với môi trường, phát triển nuôi trồng thủy sản trên cơ sở quản lý chặt chẽ quy hoạch các vùng nuôi. Tổ quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi ở TX Sông Cầu là một nhân tố quyết định đến sự thành công của vụ nuôi, đồng thời giúp ngư dân nuôi thủy sản bền vững.

13/03/2014