Phát Động Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Sáng 27-3, Sở NN-PTNT tổ chức lễ phát động tái tạo nguồn lợi thủy sản nhân kỷ niệm 54 năm thành lập ngành thủy sản (1/4/1959 - 1/4/2013).
Trải qua 54 năm xây dựng và trưởng thành, ngành thủy sản tỉnh Hà Tĩnh trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Mặc dù khó khăn về ngư trường, phương tiện đánh bắt nhưng sản lượng khai thác hải sản tăng trưởng 4% - 5% năm. Nuôi trồng thủy sản trở thành nghề sản xuất có giá trị kinh tế cao, phát triển mạnh. Nhiều mô hình nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm công nghệ cao trên cát, đạt doanh thu 5 - 7 tỷ đồng/1 ha. Năm 2012, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả tỉnh đạt 15.800 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 14 triệu USD, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số giá trị hàng xuất khẩu của tỉnh.
Sau lễ phát động, ngành tổ chức lễ thả 6 tạ cá giống truyền thống các loại nhằm bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản và đây còn là dịp tuyên truyền đến các tầng lớp người dân về ý thức, trách nhiệm trong công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên. Dưới đây là những hình ảnh phát động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 14-4, ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết, hiệp hội đang cùng các nhà chuyên môn thuộc Bộ NN-PTNT sang Na Uy để nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về mô hình nuôi, chế biến và xuất khẩu cá hồi. Na Uy là đất nước nổi tiếng về nghề nuôi và xuất khẩu cá hồi, xuất khẩu cá hồi đạt khoảng 5 - 6 tỷ USD/năm.

Theo Cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam bộ, hiện các thủy sản chủ lực đang được nuôi ở các tỉnh phía Nam là cá tra, tôm... hầu như không bị phát hiện kháng sinh cấm.

Sau thời gian rớt giá và tiêu thụ khó khăn do ảnh hưởng của tin đồn thất thiệt, mấy ngày gần đây, giá cá điêu hồng thương phẩm nuôi lồng bè ở Tiền Giang bất ngờ tăng trở lại và khan hiếm hàng, khiến người nuôi rất phấn khởi bởi không còn chịu cảnh thua lỗ dẫn đến treo bè như trước.

Là nông dân đầu tiên thực hiện mô hình nuôi cá rô đồng thâm canh của huyện Vĩnh Lợi, ông Đặng Thanh Phong, ngụ ấp Giồng Bướm B, xã Châu Thới chia sẻ: “Xuất pháp từ suy nghĩ cần phải thực hiện mô hình thủy sản nước ngọt nào vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình mình, vừa để bà con trong xóm, ấp tham quan học hỏi để cùng thực hiện”.

Đến trại chim bồ câu Mạnh Trung (Tân Hiệp, Tân Văn, Lâm Hà, Lâm Đồng), ấn tượng đầu tiên là hàng trăm cặp chim bồ câu lông trắng, chân hồng được nuôi nhốt trong lồng xếp thành một dãy dài. Nhẹ nhàng bắt một con bồ câu ra, anh Phùng Mạnh Trung - chủ trại chim cho biết hiện trại có hơn 500 cặp bồ câu, tất cả đều là giống của Pháp. Ít ai nghĩ trại chim có giá trị hơn nửa tỉ đồng này là của một thanh niên mới ngoài đôi mươi.