Nuôi Trồng Kết Hợp Bông Súng - Cá

Ông Nguyễn Văn Hơn cư ngụ ở ấp Đồng Lớn 2, xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu thực hiện mô hình trồng bông súng kết hợp nuôi cá trên diện tích 14 công tầm cấy (1,82 ha) đã 3 năm nay, cho hiệu quả rất cao.
* Lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha/năm
Ông Nguyễn Văn Hơn cư ngụ ở ấp Đồng Lớn 2, xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu thực hiện mô hình trồng bông súng kết hợp nuôi cá trên diện tích 14 công tầm cấy (1,82 ha) đã 3 năm nay, cho hiệu quả rất cao.
Trước đây ông trồng bồn bồn và tận dụng mương bao trồng bông súng. Khi tính hiệu quả kinh tế, ông thấy: bông súng rất dễ trồng, chi phí thấp, thu nhập cao hơn bồn bồn 2 - 3 lần. Do đó, từ năm 2006, ông thuê máy cuốc, ủi hầm toàn bộ diện tích 14 công tầm cấy để trồng bông súng và kết hợp nuôi cá. Hàng năm, thu nhập từ mô hình này lợi nhuận trên 100 triệu đồng.
Ông Hơn cho biết: Lúc đầu chỉ tốn công trồng bông súng bằng củ (củ có kích cỡ bằng ngón chân cái), trồng với khoảng cách 2m x 2m. Khi củ nẩy chồi, giữ mực nước ổn định 1,2m trong suốt vụ. Sau 2 tháng, bắt đầu cho thu hoạch. Trồng bông súng hầu như không có sâu bệnh, ít tốn phân bón, chỉ bón phân vào 2 tháng trời trở chướng (tháng 11 - 12 âm lịch) để bông súng không bị nổi và cung cấp dưỡng chất cho bông súng phát triển tốt (định kỳ 20 ngày bón phân 50 kg phân DAP cho toàn bộ diện tích).
Bông súng cho thu hoạch hàng ngày và liên tục trong 10 tháng. Chỉ nhổ những bông súng đã nở hoa, cọng dài khoảng 1,4m, mỗi ngày gia đình ông Hơn thu hoạch khoảng 150 - 200 kg, bán cho thương lái với giá 3.000 đồng/kg, thu 450.000 - 600.000 đồng. Trong quá trình trồng bông súng ông kết hợp nuôi các loại cá đồng như cá lóc, rô, trê, cá mè, chép, rô phi...
Cá thả mức độ vừa phải cho chúng ăn thức ăn tự nhiên trong vuông bông súng mà không phải bổ sung thêm thức ăn. Ông thu hoạch cá trước khi chuẩn bị cải tạo vuông để trồng vụ bông súng mới, tổng thu bình quân từ cá khoảng 20 triệu đồng. Ông tính toán, mỗi năm lợi nhuận từ mô hình đạt trên 100 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm trở lại đây, nông dân huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) chuyển đổi diện tích vườn cây kém hiệu quả sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, măng cụt, bưởi Năm Roi,... Riêng ấp Phương Bình, xã Phương Phú, nông dân đã chuyển gần 200ha sang trồng quít đường, thu lợi hàng trăm triệu đồng.

Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.

Gần đây có nông dân đột phá với mô hình trồng ổi xốp Đài Loan cho năng suất và lợi nhuận cao, đó là anh Cao Trung Kiên (người bên trái) - ấp Giồng Giữa B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu.

Diện tích chè này được áp dụng công nghệ chăm sóc, kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn GAP, tạo vùng nguyên liệu chè an toàn (khoảng 1.600 - 2.000 tấn chè nguyên liệu/năm, tương đương 400 - 500 tấn chè thành phẩm/năm) đáp ứng nhu cầu khách hàng tại Mỹ và châu Âu.

Hiện đã thu hoạch được gần 6.000 ha, diện tích thiệt hại trên tôm nuôi là dưới 30%. Có thể thấy năm nay vùng nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng đã có dấu hiệu hồi phục nhờ áp dụng tốt các biện pháp đối phó với thời tiết và có biện pháp nuôi an toàn. Điều đáng lo ngại hiện nay là người nuôi tôm vẫn có xu thế thả giống tiếp tục, bởi giá tôm ở mức khá hấp dẫn.