Nông Dân Cao Trung Kiên Khá Lên Nhờ Trồng Ổi

Gần đây có nông dân đột phá với mô hình trồng ổi xốp Đài Loan cho năng suất và lợi nhuận cao, đó là anh Cao Trung Kiên (người bên trái) - ấp Giồng Giữa B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu.
Gia đình anh Kiên có hơn 3,5ha đất rẫy trồng các loại rau màu. Do năng suất, giá cả sản phẩm làm ra lên xuống thất thường nên năm 2012, anh Kiên mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích, trồng 700 gốc ổi. Vụ đầu tiên, anh thu được hơn 6,5 tấn. Với giá ổi thời điểm đó là 7.000 đồng/kg, vườn ổi đã mang lại thu nhập cho gia đình anh hơn 35 triệu đồng.
Thắng lợi từ vụ đầu tiên, anh Kiên mạnh dạn áp dụng kỹ thuật sửa nhánh để cây ổi cho trái quanh năm. Ngoài ra, anh còn dùng bọc xốp và bọc nylon để bao trái nhằm làm tăng giá trị thương phẩm khi xuất bán. Hiện nay, thương lái đến tận vườn nhà anh thu mua ổi với giá 10.000 đồng/kg.
Trao đổi về kỹ thuật và hiệu quả mà cây ổi mang lại, anh Kiên cho biết: “Qua một thời gian trồng, tôi thấy cây ổi rất thích hợp với vùng đất này. Trồng ổi không đòi hỏi nhiều công sức chăm sóc như trồng màu và chi phí cũng thấp hơn. Một công đất trồng ổi chỉ tốn chi phí từ 1,5 - 2 triệu đồng/năm. Đặc biệt, trồng ổi ít phụ thuộc vào thời tiết và đầu ra lại khá ổn định… Hiện nay, mỗi ngày tôi bán từ 20 - 60kg ổi, với giá 10.000 đồng/kg, ước tính trong năm nay tôi thu về hơn 60 triệu đồng”.
Có thể bạn quan tâm

Tham gia LMSX có 50 hộ xã viên HTXNN 2 Cát Hanh với diện tích canh tác 52,65 ha. Với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp (DA CTNN) tỉnh thông qua các lớp đào tạo, tập huấn, các nông hộ tham gia liên minh đã áp dụng tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ xoài theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Các nhà xuất khẩu trái cây Việt tìm cách lách vào thị trường nước ngoài qua vụ nghịch để tránh cạnh tranh trực tiếp với trái cây các nước trên thị trường thế giới, tuy nhiên, điều này dễ dẫn tới bảo hòa của thị trường trái cây.

Vừa đọc được tin trên báo Nông Nghiệp Việt Nam, ngay ngày hôm sau tôi đã mò lên Bắc Giang để đi thăm cơ sở nuôi vịt trời đầu tiên ở Việt Nam. Đây là trại nuôi vịt trời của anh Tô Quang Dần ở bên hồ Cây Đa, thôn Đoàn Tùng, xã Đông Phú, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Gắn bó và trồng quýt nhiều năm nay, ông Phạm Văn Thí (ở ấp Bầu Chiên, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được xem là một trong những người trồng quýt giỏi ở vùng này.

Ngày 28/8 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu giải mã gen một số giống lúa bản địa của Việt Nam với sự tham dự của đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp.