Gần 20 Tỷ Đồng Đổi Mới Giống Chè

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án đổi mới giống chè cho Công ty CP Chè Lâm Đồng. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 20 tỷ đồng, triển khai trên diện tích hơn 124ha tại 2 huyện Di Linh và Bảo Lâm. Mục tiêu dự án nhằm đổi mới giống chè hạt (trồng từ năm 1944 - 1980) giống tạp, thoái hóa, mật độ thưa, năng suất dưới 5 tấn/ha sang trồng giống chè cành PH1 (chè Phú Hộ) có năng suất từ 13 - 15 tấn/ha trong điều kiện đầu tư bình thường và từ 18 - 20 tấn/ha trong điều kiện đầu tư thâm canh.
Diện tích chè này được áp dụng công nghệ chăm sóc, kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn GAP, tạo vùng nguyên liệu chè an toàn (khoảng 1.600 - 2.000 tấn chè nguyên liệu/năm, tương đương 400 - 500 tấn chè thành phẩm/năm) đáp ứng nhu cầu khách hàng tại Mỹ và châu Âu.
Có thể bạn quan tâm

Giảm ô nhiễm môi trường, vật nuôi ít bệnh, tăng trưởng tốt, tiết kiệm chi phí chăn nuôi... là hiệu quả mang lại từ mô hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đang được triển khai tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội).

Giá đường xuống thấp, lượng hàng tồn kho cao, nông dân giảm diện tích trồng mía... đang tăng áp lực tới cả nhà máy đường và nông dân.

Về thôn Đức Long 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi anh Lê Văn Phương nuôi lươn, trạch thì ai cũng biết. Nổi tiếng như vậy vì anh là người đầu tiên khởi xướng nghề nuôi lươn, trạch ở xã An Nông và là người trong xã có thu nhập cao từ nghề này.

Mong muốn của những người tổ chức chương trình là mang đến lời giải đáp tối ưu cho nông dân với câu hỏi nên trồng cây gì, nuôi con gì để phát triển bền vững, không bị nhiễm dịch bệnh...

Bên lề diễn đàn lần thứ hai về phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam - cơ hội, thách thức và giải pháp - do Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT và Đại sứ quán Hà Lan tổ chức tại TPHCM ngày 28-11, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã trao đổi với ông Ngyễn Văn Hòa, Cục phó Cục Trồng trọt - phụ trách phát triển ca cao, xung quanh vấn đề này.