Nuôi Tôm Tích Làm Chơi Ăn Thiệt

Tôm tích là loài thủy sản nước mặn đặc trưng ở vùng đất Năm Căn (Cà Mau), thế nhưng mô hình nuôi tôm tích lại rất mới mẻ đối với người dân nơi đây. Anh Thái Trọng Tín, ở ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới là người tiên phong nuôi thử nghiệm đem lại hiệu quả cao mô hình kinh tế này.
Qua tìm hiểu thực tế, anh Tín thấy tôm tích rất dễ nuôi, tỷ lệ hao hụt ít, lớn nhanh, ít tốn chi phí thức ăn và giá thành cao, nên anh đã tìm mua con giống về thả nuôi thử.
Với diện tích khoảng 7.000 m2 đất, anh Tín bao ví lại, tháng 5 năm 2013, anh tìm mua giống từ nhiều nơi được 140 con về thả nuôi, với giá 10.000 đồng/con trọng lượng khoảng 50 đến 80 gam.
Hàng ngày, anh cho nước ra vô tự nhiên, nguồn thức ăn đã có sẵn trong vuông. Sau gần 4 tháng, tôm có trọng lượng từ 250 g đến 350 g, lúc này giá bán ra là 480.000 đồng/kg, bình quân 1 con được trên 100.000 đồng. Đợt thu hoạch này, anh Tín thu được 12 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi trên 10 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm qua, tại xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ) rộ lên phong trào nuôi cá bống tượng. Nông dân không những đào ao nuôi trong vườn nhà mà còn vươn ra mặt đầm Trà Ổ, bước đầu cho thu nhập khá.
Từ chỗ phản ứng quyết liệt, thậm chí có người “hăm” viết đơn xin trả lại ruộng vì sợ xáo trộn, mất “bờ xôi ruộng mật”, thì nay người dân lại viết đơn xin được dồn điền đổi thửa (DĐĐT), vì những lợi ích thiết thực từ chính sách này mang lại cho nông dân.

Sau khi chia tách, thị xã Long Mỹ tiếp tục tổ chức sắp xếp lại các hợp tác xã, tổ hợp tác, tập trung cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

Ngày 23/9/2015, tại Hải Phòng, Viện Nghiên cứu Hải sản đã tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá kết quả điều tra nguồn lợi hải sản biển Việt Nam.

Diện tích nuôi cá thâm canh toàn tỉnh Bắc Giang hiện đạt 1.250 ha, năng suất ước đạt gần 11 tấn/ha, tăng 3 tấn/ha so với cùng kỳ năm ngoái.