Cần Quản Lý Chặt Chẽ Việc Nuôi Cá Lau Kính

Số liệu thống kê cho thấy, đến nay đã có khoảng 50 loài thủy sinh vật ngoại lai được nhập vào Việt Nam với mục đích nuôi thương phẩm và khoảng 190 loài cá cảnh được nhập để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí. Trong sô các loài cá cảnh được nhập có cá lau kính, hay còn gọi là cá tỳ bà hoặc cá dọn bể (Hypostomus punctatus).
Theo Thông tư số 22/2011/TT-BTNMT ngày 1/7/2011 của Bộ tài nguyên và môi trường quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại, cá lau kính thuộc danh mục loài ngoại lai xâm hại đã biết ở Việt Nam. Loài cá này có đặc tính thích nghi mạnh nên khi phát tán ra tự nhiên, chúng sẽ lấn át sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái, trở thành loài có nguy cơ xâm hại đối với các loài cá khác ở cùng một môi trường sống.
Để tăng cường quản lý đối với các loài thủy sinh vật ngoại lai, nhất là cá lau kính, Tổng cục thủy sản đề nghị Sở NN và PTNT các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL tăng cường kiểm tra, kiểm soát những cơ sở tham gia nuôi dưỡng các loài thủy sinh vật ngoại lai tại địa phương; rà soát toàn bộ các loài thủy sinh vật ngoại lai có mặt tại địa phương.
Bên cạnh đó, tổ chức tuyên truyền cho người dân về tác hại của các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại nói chung và cá lau kính nói riêng. Nghiêm cấm các hành vi phóng sinh các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại ra các thủy vực tự nhiên, đặc biệt là các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa.
Có thể bạn quan tâm

Báo Hải Phòng số ra ngày 10-10, có bài “Huyện An Dương (Hải Phòng): Nhiều diện tích trồng cà chua chết không rõ nguyên nhân”. Ngay sau khi báo đăng, Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp- PTNT tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp hướng dẫn nông dân khắc phục tình trạng này.

Hội Nông dân huyện Châu Đức đã phối hợp với Hội Hồ tiêu tỉnh BR - VT xây dựng mô hình trình diễn sản xuất tiêu sạch theo tiêu chuẩn VietGap tại 4 xã: Bàu Chinh, Sơn Bình, Láng Lớn và Quảng Thành. Theo Hội Hồ tiêu tỉnh, đây là một trong những bước chuẩn bị tiếp đón Hiệp Hội hồ tiêu thế giới đến khảo sát, đánh giá về tình hình sản xuất và chất lượng sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn tỉnh.

Theo thống kê của Cục Trồng trọt, vụ mùa 2014 vùng duyên hải Nam Trung bộ - Tây Nguyên mặc dù điều kiện khí hậu diễn biến phức tạp, tuy nhiên năng suất trồng trọt tại khu vực này đạt cao nhất từ trước đến nay, đặc biệt là cây lúa. Theo đó, năng suất lúa bình quân toàn vùng đạt 63,1 tạ/ha, cao hơn năm trước 3,5 tạ/ha; sản lượng đạt 1,66 triệu tấn, tăng gần 142.000 tấn.

Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại ở các năm trước, năm nay nông dân hạn chế "ngâm" mì ở những vùng trũng. Vì vậy, mới bước vào mùa mưa, bà con gấp gáp thu hoạch mì ở những vùng thấp bán cho nhà máy. Bên cạnh đó, phía nhà máy cũng tạo điều kiện thuận lợi để nông dân bán sản phẩm của mình, thu lại tiền đầu tư và công sức sau bao ngày nhọc nhằn canh tác.

Thu hoạch xong gần 1ha quýt cách nay 3 ngày, ông Nguyễn Văn Nhu, ở ấp 3, xã Long Trị, cho biết: “Quýt trồng hơn 2 năm là có thể cho thu hoạch, năng suất đạt từ 2,5 - 3 tấn/công (cây 3 năm tuổi), còn 4 - 5 tấn/công (cây 4 - 5 năm tuổi). Mặc dù giá có giảm, nhưng sau khi trừ chi phí, mỗi công quýt cũng đem lại lợi nhuận từ 35 - 40 triệu đồng”.