Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Trồng Thủy Sản Cho Cán Bộ Khuyến Nông

Được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, từ ngày 26/8 đến ngày 30/8/2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi trồng và phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản” cho 30 học viên là những cán bộ khuyến nông cấp huyện và cộng tác viên khuyến nông cơ sở.
Trong thời gian 5 ngày, học viên được giảng viên giới thiệu các chuyên đề cơ bản về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, nước ngọt, đồng thời được sử dụng các dụng cụ thực hành tại hiện trường, hướng dẫn về kỹ thuật thiết kế và xây dựng ao, bờ ao, cải tạo ao trước khi nuôi, phòng trị bệnh thường gặp trong nuôi trồng thủy sản… Học viên được tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm tại mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao đất tại Nghi Xuân.
Kết thúc khóa học được đánh giá mang tính thiết thực, đạt kết quả cao. Đây là đội ngũ cán bộ khuyến nông nòng cốt, là người hướng dẫn nông dân phát triển nuôi trồng thủy sản tại các địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, chủ yếu là su su 1.500 tấn, bắp cải 700 tấn và sản lượng đậu, đỗ, một số loại rau địa phương như cải xoong, khởi tử, cải địa phương...

Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.

Do nghề trồng lúa gặp nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh nên nhiều nông dân An Giang đã chuyển đổi sang trồng đậu bắp Nhật trên đất lúa, thu được hiệu quả cao.

Với kinh nghiệm 15 năm về nuôi và kinh doanh cá nước ngọt, mới đây anh Trần Danh Tựa, thôn 1, xã Trà Tân, huyện Đức Linh (Bình Thuận) đã thực hiện thành công mô hình ương giống cá rô phi đơn tính, mang lại lợi nhuận khá cao...

Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.