Nuôi tôm sú xen tôm càng xanh

Ông Phạm Văn Út, Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh Thượng (Kiên Giang) cho biết, thời gian qua trên địa bàn huyện đã có một số hộ dân thả nuôi thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú xen canh với tôm càng xanh trên nền đất lúa mang lại hiệu quả cao.
Một số hộ nuôi đạt 500 kg tôm càng xanh/ha/vụ, trong khi lượng tôm sú thu hoạch ít hơn mô hình nuôi bình thường không đáng kể.
Điều đặc biệt là ở mô hình nuôi xen canh, tôm sú ít bị dịch bệnh hơn so với cách nuôi truyền thống.
“Theo tôi, ngành chuyên môn nên có mô hình nuôi thử nghiệm, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả cụ thể.
Từ đó hoàn thiện quy trình nuôi để khuyến cáo người dân thực hiện, mở rộng mô hình”, ông Út kiến nghị.
Theo kế hoạch, vụ nuôi 2015, Kiên Giang có kế hoạch phát triển 2.000 ha tôm càng xanh xen lúa, với sản lượng 1.000 tấn tôm thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh phân trắng thường xảy ra ở tôm 40-50 ngày tuổi trở lên, mức độ xảy ra nhiều nhất là 70-80 ngày tuổi. Phân trắng xuất hiện nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ nuôi, mức độ của bệnh và số lượng tôm nhiễm bệnh. Mặc dù bệnh không gây tôm chết đồng loạt nhưng làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm sú (Penaeus monodon) có khả năng sống trong các môi trường độ mặn, từ 2 phần ngàn (ppt) đến 45 phần ngàn (2-45 ppt). Tuy nhiên, khi nuôi tôm ở độ mặn quá cao hoặc quá thấp thường có nhiều vấn đề hơn là khi nuôi tôm trong khoảng độ mặn tối ưu cho đặc điểm sinh học của tôm sú (tối ưu là từ 15 đến 25 ppt). Nuôi tôm ở độ mặn cao hơn 30 ppt sẽ dễ làm bùng phát dịch bệnh, đặc biệt các bệnh virus đốm trắng, đầu vàng và vi khuẩn phát sáng. Vì vậy, người nuôi tôm có xu hướng nuôi tôm ở môi trường nước lợ hoặc ngọt nhưng khi nuôi tôm ở nước ngọt các vấn đề thường gặp phải là:

Vi khuẩn là tác nhân thường xuyên có mặt trong ao nuôi, cũng có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm khác nhau cho các giai đoạn phát triển của tôm. Một số bệnh do vi khuẩn gây ra ở tôm nuôi như: bệnh đứt râu, bệnh cụt đuôi, hoại chi; bệnh đốm đen, đốm nâu, bệnh phát sáng, bệnh vi khuẩn dạng sợi,...

Từ năm 2000 đến nay, ông Châu Ngọc Tòng, nông dân ấp Trà Teo, xã Hòa Đông (huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng), nuôi tôm sú đều đạt hiệu quả kinh tế cao.

Khoa thủy sản Trường đại học Cần Thơ vừa thử nghiệm thành công trong việc pha nước biển nhân tạo để ươm tôm sú giống. Bằng kỹ thuật này, tôm sú giốngcó tỷ lệ nuôi sống cao hơn nuôi trong nước biển tự nhiên.