Nuôi Ba Ba Trong Ruộng Lúa

Để nuôi ba ba trong ruộng lúa thành công, người nuôi phải xem đây là cách làm "bỏ ống", kiên nhẫn lấy ngắn nuôi dài".
"Một năm SX nông nghiệp không đạt lợi nhuận 100 triệu đ/ha trở lên là không đủ chi phí cho gia đình 7 người", vợ chồng ông Dương Văn Thắng ở xã Long An (Long Hồ, Vĩnh Long) chia sẻ.
Từ 6.000 m2 đất trồng lúa ban đầu, vợ chồng ông Thắng làm tích cóp mua thêm 3 ha đất SX lúa và nuôi 5 con ăn học đến nơi đến chốn.
"Gần 40 năm gắn bó với trồng lúa, tôi đã có lợi nhuận ổn định. Ngày trước thì trồng lúa nuôi vịt, sau đó thì trồng lúa nuôi cá... Từ năm 2008 đến nay thì trồng lúa kết hợp nuôi ba ba trên diện tích 1,5 ha. Trên bờ trồng cỏ nuôi bò, dê", ông Thắng nói.
Bà Nguyễn Thị Tám, vợ ông Thắng tiếp lời: "Tui thấy ba ba loại 1 có giá 380.000 đ/kg nên bảo thằng con trai mua 1.500 con giống về nuôi. Cùng lúc đó tui chạy ra cửa hàng vật liệu xây dựng mua 1.000 tấm bạt lót ruộng nuôi ba ba.
Nhiều người nói vợ chồng ông Thắng dư tiền không biết làm gì nên mua bạt về lót ruộng. Tổng số tiền đầu tư mua bạt, con giống khoảng 60 triệu đồng. Sau 2,5 năm làm ruộng cộng với nuôi ba ba khi thu hoạch, trừ tất cả chi phí có lãi 80 triệu đồng. Sau thành công vụ 1, vợ chồng tui tiếp tục thả nuôi vụ 2. Đến nay ba ba đang cho thu".
Ông Thắng nói: "Nuôi ba ba trong ruộng lúa chỉ nặng vốn đầu tư mua bạt lót quanh ruộng để không bị thất thoát. Giữa ruộng là một mương thông với ao để lúc xả nước thu hoạch lúa thì ba ba tập trung về một chỗ.
Thu hoạch lúa, làm đất, xuống giống gần 1 tháng thì xả nước vào đồng đảm bảo cho lúa phát triển và cho ba ba tìm mồi. Lúc còn nhỏ, ba ba bò lên ruộng tự tìm mồi ăn. Khi chúng lớn phải tăng cường thức ăn thì mới đủ mồi.
Để nuôi ba ba trong ruộng lúa thành công, người nuôi phải xem đây là cách làm "bỏ ống", kiên nhẫn lấy ngắn nuôi dài".
Ông Thắng khẳng định, nuôi ba ba có cái hay là không tốn chi phí diệt ốc bươu vàng, bởi chúng ăn sạch ốc, cua trong ruộng. Người trồng lúa thì sợ ốc bươu vàng còn ông thì bắt chúng thả vào ruộng làm mồi cho ba ba. Hạt gạo đảm bảo sạch, an toàn, không có dư dượng thuốc BVTV.
Với 1.500 ba ba thả nuôi lần 2 chắc chắn ông Thắng thu lãi hơn 100 triệu đồng. Hiện đã có nông dân học cách trồng lúa kết hợp nuôi ba ba của ông Thắng nhưng do nôn nóng thu hoạch ba ba nên hiệu quả không cao.
Có thể bạn quan tâm

Theo dự báo, vải thiều Lục Ngạn năm nay sẽ được mùa và được cả giá. Ông Chu Văn Báo – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn cho biết: "Thời tiết đầu vụ vải năm nay không thuận lắm, mưa nhiều trong thời gian vải ra hoa và đậu quả nên quả non bị rụng khá nhiều".

Trên ruộng ớt dần chết khô tại cánh đồng Trự Càn, lão nông Nguyễn Văn Hòa - ngụ xóm 6, xã Khánh Sơn - cho biết tháng 11/2013, nghe thông báo trồng giống ớt có xuất xứ Trung Quốc năng suất cao, sản phẩm sẽ được bao tiêu ngay nên cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông làm 2 sào.

Nhằm giảm thiểu thiệt hại do hội chứng tôm chết sớm trong tháng đầu tiên thả giống nuôi, hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) đã phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản (GTS) đã thực hiện mô hình “Ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà trước khi đưa ra nuôi thương phẩm”. Mô hình được thực hiện ở vụ 1.2014, tại xã Mỹ Thắng - huyện Phù Mỹ (Bình Định), diện tích ao nuôi 600 m2.

Sau bốn tháng nuôi, bình quân năng suất cá trê lai sẽ đạt 1,8-2 tấn/ao. Đặc biệt, với 4 ao nuôi rộng 2.000 m2, người chăn nuôi sẽ lãi ròng khoảng 200 triệu đồng/năm.

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, tình hình nuôi nghêu trên biển Tân Thành năm nay thuận lợi, không xảy ra tình trạng nghêu chết hàng loạt gây thiệt hại nặng cho địa phương như các năm vừa qua.