Xuất khẩu cà phê trước áp lực cạnh tranh giá

Báo cáo từ Bộ Công Thương cho biết, khối lượng xuất khẩu cà phê 9 tháng ước đạt 969 nghìn tấn, trị giá đạt 1,98 tỉ USD.
So với cùng kỳ năm 2014, lượng xuất khẩu giảm 30,5%, trị giá giảm 31,6%.
Những tháng cuối năm là những tháng vào vụ của mặt hàng cà phê.
Theo dự báo, sản lượng cà phê niên vụ 2015-2016 sẽ không thấp hơn vụ trước.
Trong khi đó, tồn kho cà phê còn khá lớn (khoảng 400-500 nghìn tấn) do nông dân vẫn đang giữ hàng chờ giá cao hơn.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết "khó khăn lớn nhất đối với ngành hàng cà phê hiện nay là tỉ giá đồng tiền Việt Nam giảm không đáng kể, trong khi đó, nước cạnh tranh thị trường xuất khẩu cà phê với Việt Nam là Brazil thì giảm rất nhiều (tới 70%).
Do đó, cà phê của Brazil được bán ra ồ ạt, còn chúng ta thì bán không được.
Hiện tại chúng ta bước vào vụ mới rồi nhưng tồn kho vẫn còn nhiều".
Tuy nhiên, theo ông Nam một lý do khiến xuất khẩu giảm, cũng như tồn kho nhiều là do người nông dân Việt Nam quyết tâm giữ hàng, chờ giá lên.
Ngay từ đầu người dân vẫn giữ ở mức giá 40.000 đồng/kg, đây là mức giá mang lại hiệu quả trong nhiều năm nay, nhưng sau đó, do bán không được, đến nay xuống đến giá khoảng 36.000 đồng/kg cà phê nhân xô.
Ông Nam cho biết, kinh nghiệm ngành hồ tiêu cho thấy, khi hợp tác được với các nước xuất khẩu có thị phần lớn thì sẽ giữ được ở mức giá cao.
Hiện nay, giá hồ tiêu cao hơn 5 lần so với giá thành.
Đối với ngành cà phê,Việt Nam cũng cần phải hợp tác với các nước để giữ giá được ổn định.
Nhất là mặt hàng cà phê robusta, Việt Nam chiếm 60% thị trường toàn cầu, nếu chúng ta hợp tác được với hiệp hội cà phê Brazil, thì có thể giữ được giá ổn định, lâu dài.
Có thể bạn quan tâm

Xoài là 1 trong 5 ngành hàng được tỉnh Đồng Tháp chọn để tổ chức lại sản xuất theo Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Theo các tiểu thương chuyên cung cấp cá tại chợ đầu mối Hóa An (TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), hiện giá các loại cá nước ngọt đang biến động mạnh.

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chuyến biển, nhiều ngư dân rất cần nâng cấp hầm bảo quản trên tàu cá để giảm tổn thất sau khai thác, tuy nhiên chi phí nâng cấp hầm bảo quản khá lớn.

Lươn là loài da trơn sống gắn liền với bùn đất. Thế nhưng thời gian gần đây, một số hộ nông dân ở xã Liên Hoà đã tự tìm tòi, học hỏi kỹ thuật nuôi lươn trong bể xi măng không có bùn. Đây là một mô hình kinh tế nhằm giúp nông dân tăng thu nhập gia đình...

Theo các thương lái mua bán thủy sản khu vực biên giới tỉnh, bình quân mỗi ngày có trên 200 tấn cá nuôi ở An Giang được xuất qua cửa khẩu, tiêu thụ tại thị trường Campuchia, tăng gấp đôi so năm 2014.