Xuất khẩu cá tra cả năm dự kiến đạt khoảng 1,7 tỷ USD

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu >cá tra sụt giảm ở hầu hết những thị trường lớn như Mỹ, EU, tăng mạnh tại thị trường Trung Quốc.
Theo VASEP, xuất khẩu cá tra sang Mỹ sụt giảm là bởi thuế chống bán phá giá cá tra cao (gần 1 USD/kg) gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam và các nhà nhập khẩu Mỹ.
Bên cạnh đó, nhu cầu cá rô phi, sản phẩm cạnh tranh với cá tra tại thị trường này vẫn tăng.
Còn tại thị trường EU, cuối năm 2014, giá đồng EUR hạ xuống mức thấp kỷ lục trong vòng hơn một thập niên qua so với đồng USD.
Chính sách hạn chế nhập khẩu và tăng xuất khẩu khiến cho các nhà nhập khẩu tại thị trường này hạn chế nhập khẩu hoặc tìm cách giảm giá mua.
ASEAN là thị trường nhập khẩu cá tra lớn thứ 4 của Việt Nam sau Mỹ, EU và Trung Quốc.
Tuy nhiên, giá xuất khẩu sang một số nước trong khu vực ASEAN không tăng, tiêu thụ chậm.
Xuất khẩu khó khăn tại các thị trường lớn như: Mỹ, EU, ASEAN, Mexico, Brazil buộc các doanh nghiệp quan tâm chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc mặc dù còn nhiều rủi ro.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cá tra của Trung Quốc đang ngày càng tăng.
Sự tham gia thị trường của một số nhà nhập khẩu theo hướng mua bán trực tuyến, nhập khẩu vào các địa phương phía bắc Trung Quốc cũng có tác động rất lớn làm cho thị trường Trung Quốc trở nên hấp dẫn hơn.
VASEP nhận định: Để thúc đẩy xuất khẩu cá tra, điều quan trọng là phải lấy lại hình ảnh cho sản phẩm cá tra; đẩy mạnh cung cấp những thông tin minh bạch về sản phẩm cá tra và quá trình sản xuất đến người tiêu dùng; xây dựng hình ảnh cho sản phẩm cá tra dựa trên các ưu điểm: cá thịt trắng, giá hợp lý, không có mùi tanh…
Có thể bạn quan tâm

Khoảng gần 1 tuần qua, lượng tàu khai thác biển tại thị trấn Sông Đốc (Cà Mau) vào bờ trung bình 50 chiếc mỗi ngày, trong đó có tàu ngoài tỉnh. Sản lượng khai thác ước đạt 100 đến 120 tấn mỗi ngày, giảm gấp 2 lần so với con nước trước đó.

EVN sẽ hỗ trợ kinh phí thay thế 2 triệu bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn tiết kiệm điện (compact) cho các hộ trồng thanh long tại 3 tỉnh có diện tích trồng cây thanh long lớn nhất là Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.

Ngày nay, nhiều thanh niên nông thôn mày mò học hỏi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập và vươn lên khấm khá. Anh Nguyễn Thanh Tùng, 45 tuổi, ngụ tổ 8, ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch (Thoại Sơn - An Giang) là một điển hình.

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng gặp khó khăn, người dân phải đối mặt với thời tiết diễn biến thất thường, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, đến khi thu hoạch, giá tôm không ổn định.

Chỉ còn khoảng 3-5 ngày nữa, vựa vải thiều Thanh Hà sẽ bước vào thu hoạch chính vụ. Thời điểm này, các nhà vườn vải thiều ở các vùng vải trọng điểm như Thanh Khê, Thanh Thủy, Thanh Sơn... (huyện Thanh Hà) cũng đã bắt đầu rục rịch vào vụ thu hoạch. Dọc hai bên tỉnh lộ 390, các chủ vựa thu mua vải thiều đã bắt đầu hoạt động tấp nập.