Nông Dân Ào Ạt Phá Bỏ Ruộng Mía Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Chiều 20-2, ông Hồ Thanh Kiệt, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết, trong 8.215ha mía thì đến nay nông dân thu hoạch hơn 4.000ha; hiện các xã Đại Ân 1, An Thạnh Nam, An Thạnh Ba… đang vào giai đoạn thu hoạch cao điểm, nhưng nông dân không vui bởi giá mía quá thấp. Hiện thương lái mua mía tại ruộng chỉ có 700 đồng/kg, tính ra nông dân từ hòa vốn đến lỗ sau gần một năm trồng mía.
Do 2 năm liên tục bị lỗ, nên nhiều hộ dân ở Cù Lao Dung sau khi thu hoạch xong đã phá bỏ ruộng mía để chuyển sang nuôi tôm, trồng bắp lai, khoai lang, ổi… Dự kiến vụ mía 2014-2015 sẽ có hơn 500ha mía bị phá bỏ. Theo kế hoạch đến năm 2020, huyện Cù Lao Dung sẽ giảm từ 8.215ha mía hiện nay xuống còn khoảng 4.000ha, bởi cây mía ngày càng kém hiệu quả.
Tại Trà Vinh, Bến Tre, Long An, Hậu Giang… nhiều nông dân cũng ào ạt bỏ cây mía. Ông Nguyễn Thế Tự, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), lo lắng, nếu như vụ rồi toàn huyện có 9.550ha mía thì vụ mới này nông dân các xã Phương Phú, Hiệp Hưng, Hòa Mỹ… đã phá bỏ khoảng 700ha mía để trồng cây khác. Với đà này, chủ trương của huyện chỉ cố gắng giữ khoảng 5.500ha mía đến năm 2015, nhưng rất khó.
Có thể bạn quan tâm

Hiện chưa có thương hiệu gạo mang tên Việt Nam vì gạo Việt Nam chủ yếu đóng bao và mang nhãn hàng của doanh nghiệp hay quốc gia nhập khẩu.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), tôm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc.

Chuyển động sau khi TPP được công bố, VN phải thay đổi từ khâu chọn giống, sản xuất cho đến việc xây dựng thương hiệu cho hạt gạo..

Gạo Việt dường như biến mất trên thị trường thế giới vì không có thương hiệu và bị các nước nhập khẩu “thay tên, đổi chủ”.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng, để ngành chăn nuôi sống tốt trong sân chơi TPP cần đổi mới phương thức sản xuất.