Đào Phai Bén Rễ Vùng Đất Khó

Bây giờ, cây đào phai đã bén rễ trên đất Đông Sơn (Tam Điệp, Ninh Bình). Từ khi cây đào phai nở hoa trên vùng đất khó này, cuộc sống người dân đã được cải thiện đáng kể.
Còn hơn 1 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, vì vậy mà tại các vườn đào ở xã Đông Sơn, người dân đang tất bật chăm sóc, tỉa cành cho đào. Ông Trần Văn Chuông ở thôn 8 cho biết: Đào hiện nay đang được coi là một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao cho người dân xã Đông Sơn.
Ông Phạm Công Tiếu - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Đông Sơn cho biết: Với vùng đất bán sơn địa cằn cỗi như Đông Sơn, cây đào phai đã tỏ rõ ưu thế, được xem là “cây vàng, cây bạc” so với các cây lương thực, hoa màu năng suất thấp như lúa, ngô, khoai...
Trao đổi với phóng viên, ông Pham Đình Cư - Phó Chủ tịch UBND xã Đông Sơn thông tin: Hiện toàn xã có trên 2.000 hộ dân, phân bố ở 12 thôn, ước tính có gần 1.000 hộ đang trồng đào phai với diện tích 130ha.
Ông Cư cho biết thêm, đào phai đã và đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cao, hiện đang là cây hàng hoá có giá trị nhất trong các cây trồng của xã. Trung bình mỗi năm, xã bán ra thị trường từ 4.000 - 10.000 cành hoa, với mức giá thấp nhất là 200.000 - 300.000 đồng/cành thì tổng doanh thu đã lên đến hàng tỷ đồng/năm. Riêng năm 2012, doanh thu đạt khoảng 6 tỷ đồng, ước tính năm nay còn cao hơn.
“Đặc biệt, năm 2012, xã được UBND tỉnh, thị xã cho thành lập và cấp danh hiệu làng nghề cấp tỉnh cho 4 làng trồng đào của xã. Tiếp đó, đầu năm 2013, thôn 3, thôn 5 và thôn 8 tiếp tục được công nhận làng nghề và được tỉnh hỗ trợ 30 triệu đồng/làng nghề để xây dựng, phát triển thương hiệu đào phai”- ông Cư phấn khởi cho biết.
Ông Lê Văn Minh- Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Tam Điệp chia sẻ: Để phát triển thương hiệu làng nghề đào phai, giúp nông dân tăng thu nhập và sống khỏe với nghề, những năm qua, Sở NNPTNT tỉnh Ninh Bình, UBND thị xã Tam Điệp đã có nhiều chính sách hỗ trợ chính quyền và người dân xã Đông Sơn xây dựng làng nghề trồng đào.
Cụ thể, hàng năm Phòng Kinh tế thị xã đều phối hợp với UBND xã và các đơn vị tổ chức dạy nghề, chuyển giao tiến bộ KHKT và hướng dẫn người dân cách chăm sóc, trị bệnh trên cây đào.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên bà con luôn lo lắng về bệnh dịch vì năm nào cũng xảy ra dịch bệnh viêm ruột, trùng quả dưa, đốm đỏ... làm cá chết hàng loạt. Trong khi đó, bà con chủ yếu nuôi cá theo kinh nghiệm, chưa có phương pháp phòng trừ, việc chữa trị còn lúng túng, gây thiệt hại lớn đến kinh tế của các hộ nuôi...

Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được hàng chục triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng. Riêng tàu cá QNg – 98214 TS của ngư dân Nguyễn Mai thu được hơn 3 tấn. Anh thu được khoản lãi gần 20 triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia 1 – 1,5 triệu đồng.

Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 7.000 tàu cá, trong đó, có hơn 2.500 tàu công suất lớn, khai thác xa bờ. Từ ngày 1.1.2015, mùa đánh bắt thủy hải sản năm nay chính thức bắt đầu. Đến thời điểm này, nhiều tàu đánh bắt cá ngừ đại dương sau mỗi chuyến cập bờ đạt sản lượng trung bình từ 3,5 - 4 tấn, sau khi trừ chi phí mỗi tàu lãi từ 60 - 70 triệu đồng.

Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2015, nhằm hạn chế rủi ro thiệt hại do dịch bệnh, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản số 373/TCTS-NTTS, ngày 11/02/2015, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố ven biển tăng cường các biện pháp chỉ đạo quản lý thời vụ nuôi tôm nước lợ.

Để giúp bà con nuôi tôm quản lý thức ăn tiết kiệm và hiệu quả, ngày 06/02/2015 tại xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu; Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nuôi trồng và Khai thác Thủy sản Bền vững (ICAFIS) đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (TTKNKN) tổ chức lớp tập huấn “Thúc đẩy cải thiện thực hành quản lý cho ăn trong nuôi tôm” cho 35 nông dân nuôi tôm.