Trồng Mới Gần 140ha Cây Ăn Trái

Năm 2013, nông dân thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) phát triển thêm gần 140ha vườn cây ăn trái, nâng tổng số lên hơn 1.300ha. Nguyên nhân là do hiệu quả kinh tế của việc trồng cây ăn trái cao hơn so với canh tác mía, khâu tiêu thụ cũng thuận lợi do thương lái đến thu mua tại vườn.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn thành phố có trên 900ha vườn cây ăn trái đang bước vào thu hoạch. Riêng gần 100ha cây cam, quít và bưởi đang thu hoạch với năng suất bình quân từ 10-15 tấn/ha. Giá cam sành và quít đường năm nay cũng có phần khởi sắc.
Hiện nông dân bán cam trái cho thương lái tại vườn với giá dao động từ 16.000-18.000 đồng/kg và quít là 22.000-25.000 đồng/kg; bình quân mỗi héc-ta, bà con thu được từ 150-300 triệu đồng. Ngoài ra, bà con còn hợp đồng với thương lái mua mão theo vụ thu hoạch từ 3-4 tháng với giá từ 12-20 triệu đồng/công.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nhiều vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn TP Hà Nội lo lắng về việc tiêu thụ sản phẩm, mô hình sản xuất rau hữu cơ tại huyện Sóc Sơn lại có đầu ra tương đối ổn định, thậm chí không có hàng để bán. Theo các hộ nông dân, bí quyết để rau trồng theo phương pháp hữu cơ (rau hữu cơ) có đầu ra ổn định là chất lượng sản phẩm phải đảm bảo.

Điều kiện môi trường bất lợi, hàng trăm người nuôi tôm ở phường 12 (TP. Vũng Tàu) đã bỏ nghề, nhưng nhiều năm nay, tại ao nuôi của ông Lê Quang Hùng guồng quay máy sục khí vẫn hoạt động bền bỉ. Ao nuôi tôm của ông là một trong số ít những điểm sáng trên vùng đất nuôi thủy sản đã bỏ hoang nhiều năm của khu vực này.

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm vừa tổng kết đề tài "Chọn lọc và phục tráng giống cam chanh đặc sản huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012". Đề tài đã lựa chọn được 10 cây đầu dòng để khai thác mắt ghép sản xuất cây giống cam chanh sạch bệnh.

Từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tháng 8/2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Định đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Phù Mỹ thực hiện mô hình nuôi cá vược trong ao đất tại 2 xã: Mỹ Thành (diện tích 5000 m2/7500 con) và xã Mỹ Cát (5000 m2/7500 con).

Sau khi gây hại tại xã Sông Côn thuộc huyện Đông Giang, thời gian gần đây dịch lở mồm long móng tiếp tục lây lan đến xã Zuôil và Tà Pơ (huyện Nam Giang - Quảng Nam) khiến nhiều đàn gia súc bị nhiễm bệnh.