Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nỗ Lực Phát Triển Bền Vững Cây Sơ Ri Gò Công Ở Tiền Giang

Nỗ Lực Phát Triển Bền Vững Cây Sơ Ri Gò Công Ở Tiền Giang
Ngày đăng: 29/05/2012

Tiền Giang là địa phương có vùng chuyên canh sơ ri lớn với diện tích đất trồng khoảng 300 hecta, tập trung chủ yếu ở vùng đất nhiễm mặn thuộc huyện Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Hơn 3 năm qua, đầu ra cây sơ ri được ổn định, có giá cao, người trồng sơ ri lãi gấp 3 lần trồng lúa.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang, hàng năm tỉnh cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu (chủ yếu để xuất khẩu sang Nhật) trên 6.000 tấn sơ ri tươi. Loại trái cây này đã được tỉnh đăng ký bảo hộ và chỉ dẫn địa lý sơ ri Gò Công, đồng thời được xác định là một trong 7 nhóm cây ăn quả đặc sản của tỉnh và định hướng đến năm 2015 sẽ mở rộng diện tích lên 500 ha.

Để giúp nông dân cải thiện về cây giống và kỹ thuật canh tác góp phần phát triển cây sơri một cách bền vững, ngày 19/5/2012, UBND huyện Gò Công Đông phối hợp với Công ty TNHH Nichirei-HPC (Nhật Bản) thành lập Trung tâm Nghiên cứu canh tác cây sơ ri tại ấp Hòa Bình (xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông) trên diện tích 1.200 m2 với kinh phí xây dựng hơn 6 tỷ đồng.

Hiện nay, có hai loại sơ ri. Một loại có nhiều vị chua, thích hợp cho chế biến xuất khẩu, còn loại kia vị ngọt, dành cho thị trường ăn tươi. Quả sơ ri khi chín mọng có màu đỏ cam hoặc đỏ sậm, có thể ăn tươi hoặc chế biến thành nhiều món như: mứt sơ ri, rượu sơ ri, cocktail, nước ép sơ ri,... được thị trường rất ưa chuộng. Theo tài liệu dinh dưỡng học thì quả sơ ri có nguồn vitamin C rất lý tưởng cho người ăn kiêng. Hàm lượng Acid Ascorbic trong quả sơ ri đo được từ 1,5 - 3,5 trọng lượng tươi. Một ly nước ép sơ ri 180 ml có thể chứa một lượng vitamin C tương đương 14 lít nước cam ép.

Có thể bạn quan tâm

Pú Nhi nỗ lực phát triển nông nghiệp bền vững Pú Nhi nỗ lực phát triển nông nghiệp bền vững

Xã Pú Nhi (huyện Điện Biên Đông) có 20 bản của 2 dân tộc Mông và Thái. Sản xuất nông nghiệp ở đây từ lâu đời chủ yếu canh tác một vụ trên nương, năng suất, sản lượng thấp. Đất sản xuất có độ dốc cao, nhanh bạc màu, người dân không sử dụng phân bón nên gieo trồng được 2 - 3 vụ lại bỏ hoang. Diện tích rừng bị thu hẹp mà cuộc sống người dân vẫn không được cải thiện nhiều, tỷ lệ hộ nghèo cao.

17/06/2015
Cầu nối cho nông dân Cầu nối cho nông dân

Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Miên, đội 23, xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên) tại lớp tập huấn “Quy trình chăm sóc cây lúa, ngô trên đồng ruộng bằng các sản phẩm của Công ty Supper phốt phát và Hoá chất Lâm Thao” diễn ra từ ngày 12 - 13/6 vừa qua, bà Miên hồ hởi cho biết, đã nhiều năm qua mỗi khi bước vào mùa vụ, gia đình bà không phải lo tiền, hay vay lãi nóng để mua phân bón nữa.

17/06/2015
Phó chủ tịch HĐND xã làm kinh tế giỏi Phó chủ tịch HĐND xã làm kinh tế giỏi

Người dân bản Tà Lèng, xã Tà Lèng (TP. Điện Biên Phủ) không ai không biết ông Lò Văn Mấng, Phó chủ tịch HĐND xã năng nổ, nhiệt tình trong công việc và làm kinh tế giỏi.

17/06/2015
Huyện Điện Biên sẵn sàng sản xuất vụ mùa Huyện Điện Biên sẵn sàng sản xuất vụ mùa

Ngay sau khi kết thúc vụ lúa đông xuân năm 2014 – 2015 thắng lợi, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân huyện Điện Biên đồng loạt ra đồng làm đất, nạo vét kênh mương chuẩn bị sản xuất lúa vụ mùa.

17/06/2015
Chương trình tái canh cây cà phê cần tiếp tục tháo gỡ những nút thắt Chương trình tái canh cây cà phê cần tiếp tục tháo gỡ những nút thắt

Việc tiếp cận vốn từ ngân hàng thương mại khó khăn, nguồn giống cà phê cấp để tái canh còn những bất cập, trong khi các bên liên quan chưa đi đến sự thống nhất… là những rào cản đã, đang làm chậm tiến độ, hiệu quả chương trình tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh.

17/06/2015