Xử Lý Nghiêm Việc Đưa Nước Mặn Vào Vùng Lúa 2 Vụ Để Nuôi Tôm

Huyện Thới Bình (Cà Mau) vừa thành lập đoàn cán bộ đi khảo sát thực tế về thực trạng người dân ấp 2, xã Tân Lộc tự ý đưa nước mặn vào vùng đất sản xuất lúa 2 vụ để nuôi tôm.
Tình trạng người dân tự ý đưa nước mặn vào đất lúa hai vụ để nuôi tôm đang có chiều hướng gia tăng và có nguy cơ diễn ra trên diện rộng. Đầu năm 2014 đến nay, ấp 2, xã Tân Lộc có gần 20 ha của 17 hộ dân tự ý đưa nước mặn vào đất lúa hai vụ để nuôi tôm, phá vỡ vùng quy hoạch, gây bức xúc trong Nhân dân.
Trong đó có 1 hộ là cán bộ đảng viên. Đến nay, toàn bộ diện tích vùng quy hoạch lúa hai vụ của 3 xã: Tân Lộc, Tân Phú và Tân Lộc Bắc của huyện Thới Bình đã bị người dân tự chuyển đổi sang nuôi tôm hơn 500 ha. Cụ thể, Tân Lộc: 154 ha, Tân Lộc Bắc hơn 80 ha, còn lại là Tân Phú.
Đoàn công tác mời 37 hộ của ấp 2 và ấp 5 cùng một số hộ trên địa bàn xã có ý định đưa nước mặn vào đất lúa hai vụ để nuôi tôm giáo dục và tuyên truyền răn đe trước khi xử lý nghiêm theo quy định hiện hành.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian dài tăng mạnh, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán 2015 vừa qua, giá dâu tây tại vườn trên địa bàn Đà Lạt đã giảm mạnh.
Dự án thực hiện trên diện tích gần 100 ha đất chủ yếu đầu tư sản xuất các loại đậu và dâu tây chất lượng cao. Sáng nay (3/4), tại xã Đắc Long, UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và Công ty TNHH Kon Tum Bellest khởi công Dự án nông trại hữu cơ.
Là một trong những tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, giúp người nông dân thay đổi nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp; tiếp cận với những cách làm hay, mô hình mới, thời gian qua, Hội Làm vườn xã Tịnh Thới (TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) có nhiều hoạt động giúp hội viên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Trồng vải theo tiêu chuẩn VietGap trong 3 năm tại tỉnh Hải Dương năng suất tăng từ 20% - 30%. Vụ vải năm 2015, tỉnh Hải Dương phấn đấu sản xuất khoảng 1.500 ha vải theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, diện tích được giám sát, cấp giấy chứng nhận là khoảng 150 ha.

“Khách đến Mường Khương (Lào Cai) là tìm mua quýt về làm quà. Quýt Mường Khương ngon, ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vấn đề phát triển đã được xác định, tuy nhiên, quan tâm lớn nhất của huyện giờ đây là xây dựng thương hiệu” - ông Phạm Xuân Thịnh, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương chia sẻ.