Nhân rộng đại trà dự án áp dụng 3 giảm, 3 tăng và kỹ thuật SRI

Dự án được triển khai trong vụ Hè Thu năm 2015; có 133 hộ nông dân, với diện tích 60ha, ở xã An Bình Tây và Phú Lễ tham gia.
Nông dân được tập huấn kỹ thuật quản lý dinh dưỡng, quản lý nước, quản lý dịch hại bằng phương pháp IPM, kỹ thuật ủ giống, làm đất xử lý các yếu tố phèn, mặn; tìm hiểu về khí nhà kính và biện pháp gắn với kỹ thuật sản xuất nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, dự án còn hỗ trợ nông dân 100% kinh phí giống và 30% chi phí vật tư.
Kết quả dự án đạt khá cao. Năng suất lúa bình quân trong dự án đạt 5,5 tấn/ha, cao hơn diện tích đối chứng 300kg/ha. Ngoài ra, nhờ áp dụng kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, nông dân giảm đáng kể chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ước lợi nhuận của mô hình trong dự án đạt 11 triệu đồng/ha, cao hơn lợi nhuận diện tích đối chứng 2,2 triệu đồng.
Đặc biệt, dự án đã làm thay đổi nhận thức của nông dân trong việc sử dụng giống chất lượng, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả...
Từ những kết quả đạt được, mô hình trồng lúa theo dự án trên có tính khả thi cao, có thể nhân rộng đại trà trong huyện.
Có thể bạn quan tâm

Với thị trường tiêu thụ sản phẩm số lượng lớn và nếu được đầu tư công nghệ tiên tiến, thành phố có thể trở thành trung tâm sản xuất giống thủy sản cung cấp

Mô hình nuôi ruồi Lính đen đầu tiên ở tỉnh Hà Tĩnh được thực hiện tại nhà ông Bùi Khoa Giáo ở thôn Đông Hạ, xã Cẩm Vịnh (huyện Cẩm Xuyên).

Thành công với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Trang trại rộng gần 3ha trong cánh đồng trũng thuộc vực Bình Định, phường Đậu Liêu (thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) nuôi hàng ngàn con vịt trời.

Đó là mô hình nuôi chim bồ câu Pháp cho thu nhập ổn định của anh Hứa Văn Bắc, thôn Tân Lâm xã Quang Minh huyện Bắc Quang (Hà Giang).