Tăng Cường Kiểm Tra Củ Quả Tươi Nhập Khẩu

Kể từ ngày 1/1/2015, một số mặt hàng trong đó có củ, quả tươi khi nhập khẩu vào Việt Nam phải phân tích nguy cơ dịch hại.
Theo quy định mới tại Thông tư số 30 ngày 5/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kể từ ngày 1/1/2015, một số hàng hóa trong đó có củ, quả tươi, phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Ngoài củ quả tươi thì cây và các bộ phận còn sống của cây; cỏ và hạt cỏ; sinh vật có ích sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và thực vật nhập khẩu cũng là những nhóm phải phân tích nguy cơ dịch hại. Trừ trường hợp dùng để phục vụ nghiên cứu khoa học thì sẽ được miễn phân tích.
Khi nhập khẩu, các mặt hàng nêu trên phải có giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu và thực hiện kiểm dịch thực vật theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hiện đang là cao điểm của mùa mưa, cộng với thời tiết có nhiều diễn biến bất thường nên sự biến động môi trường trong các ao nuôi thủy sản nói chung, nuôi tôm nói riêng rất lớn.

9 tháng năm 2015, sản lượng khai thác hải sản toàn tỉnh Bình Thuận được 150,8 ngàn tấn, đạt 79,8% KH, tăng 0,5% so cùng kỳ.

Cà Mau có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước nhưng hiện nay vẫn chưa chủ động được nguồn giống sản xuất tại chỗ, nhất là con giống có chất lượng tốt. Tỉnh đang có nhu cầu kêu gọi đầu tư trên lĩnh vực sản xuất tôm giống.

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, ước tính khối lượng nhập khẩu bắp trong tháng 8 vừa qua đạt 537 ngàn tấn với giá trị 115 triệu USD.

Họ đều là những người nông dân từng gặp khó khăn về vốn, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm trong phát triển kinh tế...