Hải Quân Hỗ Trợ Tàu Cá Gặp Nạn

Đến 10h30 phút ngày 16/9, tàu cá BĐ 94602-TS đã khắc phục được sự cố hư máy và được tàu hải quân hỗ trợ đưa về đảo Song Tử Tây.
Ngày 17/9, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết, 1 tàu cá cùng 13 ngư dân tỉnh này bị hỏng máy trên biển đã khắc phục xong sự cố và đang được tàu hải quân hỗ trợ di chuyển vào đảo Song Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).
Trước đó, lúc 7h30 ngày 16/9, Văn phòng PCLB-TKCN tỉnh Bình Định nhận được tin tàu cá BĐ-94602 TS do ông Nguyễn Trung Thắng ở xã Mỹ An (Phù Mỹ) làm thuyền trưởng, chủ phương tiện là ông Nguyễn Văn Xù cùng ở xã Mỹ An (Phù Mỹ), đang hành nghề lưới vây rút chì tại vùng biển có tọa độ 11006’N - 113059’E (cách đảo Song Tử Tây khoảng 25 hải lý) thì bị hỏng máy lúc khoảng 6h45 phút cùng ngày. Khi gặp nạn, trên tàu có 13 lao động.
Nhận được tin, Ban chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Bình Định đã yêu cầu Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Đài thông tin Duyên hải Quy Nhơn xác minh vụ việc, phối hợp với gia đình chủ tàu nắm thông tin, tần số liên lạc của tàu, thường xuyên liên lạc với tàu bị nạn. Đồng thời, liên lạc với các phương tiện đang hoạt động gần khu vực tàu bị nạn đến hỗ trợ.
Đến 10h30 phút cùng ngày(16/9), tàu cá BĐ 94602-TS đã khắc phục được sự cố hư máy và được tàu hải quân hỗ trợ đưa về đảo Song Tử Tây.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân được công ty cung cấp lúa giống chất lượng cao với giá thấp hơn thị trường 200 - 300 đồng/kg và sẽ hoàn vốn cho công ty khi thu hoạch xong; được hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp để đem lại hiệu quả cao nhất. Khi thu hoạch, công ty sẽ hỗ trợ nông dân công chuyên chở về nhà máy và mua với giá cao hơn thị trường từ 200 - 400 đồng/kg.

Thanh long Bình Thuận xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thông qua hai cửa khẩu: Pò Chài và Hà Khẩu. Mỗi năm tại các cửa khẩu đã tiêu thụ hơn 300.000 tấn thanh long Bình Thuận (chiếm 65% sản lượng thanh long toàn tỉnh). Song, con đường trái thanh long đến với thị trường Trung Quốc đầy “gập ghềnh” nơi biên giới.

Ông Nguyễn Xuân Định (khu Tân Mai, phường Đông Mai, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) nổi tiếng ở thị xã với nguồn thu nhập cao từ vườn cây ăn trái. Nhiều năm trước, ông Định đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp, áp dụng tốt kỹ thuật chăm sóc cây trên cơ sở đặc tính của từng loại cây trồng từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích đất vườn đồi. Mô hình phát triển kinh tế của ông đã được nhiều gia đình học tập kinh nghiệm và làm theo.

Vừa trở về sau chuyến khai thác ruốc biển, ông Phan Cảo (thôn Thủy Đầm, phường Ninh Thủy) cho biết, khai thác ruốc không phải là nghề chính của ngư dân Ninh Thủy, nhưng năm nay ruốc xuất hiện dày nên nhiều tàu thuyền khai thác xa bờ ở Ninh Thủy đã tranh thủ ở lại bờ để khai thác.

Cùng với chuyển giao kỹ thuật, nhân rộng những mô hình nuôi thủy sản hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, lao động và trình độ nông dân, huyện chú trọng khai thác hợp lý tiềm năng mặt nước, đa dạng hóa các mô hình nuôi và hình thức nuôi, tạo nguồn nông sản tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.