Nhà Màng Trong Sản Xuất Rau Sạch

Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vừa giới thiệu hệ thống nhà màng công nghệ cao dùng để trồng rau sạch, đặc biệt là các loại rau ăn lá.
Do sử dụng chất liệu màng thay cho kính để làm nhà trồng rau nên giá thành giảm, các loại sâu bọ cũng không thể vào được. Độ ẩm trong nhà màng luôn được giữ ổn định từ 75-80%, bảo đảm sự sinh trưởng cho cây.
Trung bình một tháng, toàn bộ hệ thống máy móc phục vụ cho việc phun tưới, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, độ pH… tiêu tốn khoảng 10kW điện. "Bộ não" của quy trình sản xuất này là trung tâm điều hành với máy điều khiển độ ẩm, máy tưới, máy trộn phân bón, hệ thống điều khiển tưới và dinh dưỡng.
Khung nhà màng có tuổi thọ 20 năm. Hệ thống tưới và các máy móc khác có thể duy trì ổn định trong 10 năm. Theo tính toán của các nhà khoa học, trồng rau theo công nghệ nhà màng sẽ đạt tới 10-11 vụ/năm và năng suất tăng 20-30%. Ước tính, với diện tích 50ha, đầu tư cho hệ thống nhà màng chỉ mất khoảng 70 đến 800 triệu đồng
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Duy Lâm, Trưởng phòng thủy sản (Sở NN&PTNT) cho biết, tỉnh Bình Định đã quyết định loại 4 tàu cá của ông La Tình, ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn ra khỏi mô hình khai thác, thu mua xuất khẩu cá ngừ đại dương (CNĐD) theo chuỗi, đồng thời thu hồi 4 bộ thiết bị câu CNĐD theo kiểu Nhật Bản đã lắp đặt trên 4 tàu cá của ngư dân này.

Năm 2014, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP do Trung tâm Khuyến nông quốc gia chuyển giao cho nông dân xã Cam Hải Đông (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, để nhân rộng cần có sự quan tâm nhiều hơn của ngành chức năng.

Dựa vào tán rừng, anh Đỗ Văn Tài (xã An Cư, Tịnh Biên, An Giang) đã khai thác lợi thế để phát triển chăn nuôi nai theo hình thức bán hoang dã, mỗi năm đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. Đây được xem là cách làm giúp các chủ rừng nâng cao đời sống, góp phần bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Đồng Tháp Mười có hệ thống rừng tràm phong phú, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho ong, nên việc nuôi ong của người dân giảm được chi phí thức ăn. Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Công Sính đã thành lập mô hình nuôi ong lấy mật và hỗ trợ vốn cho nhiều hội viên tham gia nuôi ong, giúp cho nhiều người ổn định cuộc sống và làm giàu.

Sáng ngày 27/02, Doanh nghiệp tư nhân Tân Tài Lộc tổ chức buổi ra mắt trang trại chăn nuôi bò sữa theo hướng hiện đại chuyên nghiệp. Đến tham quan trang trại có ông Trần Văn Chuyện - Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Sóc Trăng, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh và lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Mỹ Xuyên.