Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) Ra Mắt Trang Trại Nuôi Bò Sữa Hiện Đại

Sáng ngày 27/02, Doanh nghiệp tư nhân Tân Tài Lộc tổ chức buổi ra mắt trang trại chăn nuôi bò sữa theo hướng hiện đại chuyên nghiệp. Đến tham quan trang trại có ông Trần Văn Chuyện - Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Sóc Trăng, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh và lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Mỹ Xuyên.
Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Tân Tài Lộc Diệp Kỉnh Tân cho biết, trang trại dành nuôi bò sữa được đầu tư các trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài theo tiêu chuẩn của Hà Lan và bò cũng nhập trực tiếp từ Hà Lan về. Quy mô trang trại là 200 con bò sữa, trước mắt đơn vị sẽ nhập khẩu bò trong giai đoạn 1 là 100 con, dự kiến ngày 01 tháng 3, bò sẽ đưa về tới trang trại.
Riêng về thiết bị phục vụ trong việc chăn nuôi bò tất cả đều được tự động hóa như máy cào phân, máy lọc không khí, máy vắt sữa và ống chuyền sữa sẽ tự động chuyển sữa trực tiếp vào bình chứa sữa bảo quản lạnh. Còn nguồn thức ăn cho bò, đơn vị dành hẳn diện tích 8ha đất để trồng các loại cỏ trong và ngoài nước, kể cả bắp để cho bò ăn.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo nguồn thức ăn tươi mới, chất lượng, đơn vị đã gắn các thiết bị phun tưới tự động theo công nghệ phun tưới rau màu của Đà Lạt. Hướng chăn nuôi của đơn vị là vừa thu sữa bán cho các công ty sữa đã được ký kết. Qua đó, sẽ mở dịch vụ gieo tinh cho khu vực lân cận, kể cả dịch vụ thú y toàn tỉnh và thu gom sữa, tạo việc làm cho lao động nông thôn, ký kết chuyển giao công nghệ cũng như thu mua cỏ của bà con nông dân tại địa phương.
Phấn khởi khi huyện có trang trại chăn nuôi bò sữa, tạo bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên Lương Minh Quyết chia sẻ, con bò sữa cũng là một trong những vật nuôi huyện rất quan tâm phát triển và huyện cũng là đơn vị nằm trong vùng đề án bò sữa của tỉnh.
Do vậy, đàn bò sữa được nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại sẽ tạo khâu đột phá mới cho người chăn nuôi bò, nhất là người dân nuôi nhỏ lẻ học hỏi được kinh nghiệm nuôi bò, nhằm đảm bảo chất lượng sữa và khâu chăm sóc bò toàn diện hơn.
Có thể bạn quan tâm

Đồng Tháp sẽ đưa ra khỏi quy hoạch gần 700 ha vùng nuôi do không đáp ứng tiêu chí. Trong 5 ngành hàng chủ lực mà tỉnh Đồng Tháp lựa chọn để thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì ngành hàng cá tra đóng vai trò khá quan trọng.

Tiết kiệm nhiên liệu, tăng giá bán sản phẩm, làm cầu nối giữa đất liền và tàu khai thác thủy sản xa bờ là ưu thế của tàu dịch vụ hậu cần. Nhưng, hiện nay số lượng tàu dịch vụ hậu cần thủy sản của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chưa đáp ứng đủ năng lực đánh bắt.

Sáng ngày 16-6, tại Công viên 3 Tháng 2 (thị trấn Long Mỹ), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang phối hợp với UBND huyện Long Mỹ, Vị Thủy và thành phố Vị Thanh tổ chức Lễ thả cá nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2015. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ban ngành liên quan và đông đảo người dân địa phương đến dự.

Theo thông tin từ các hộ nuôi cua xanh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, hiện nay, giá cua xanh nuôi đìa đang ở mức khá cao. Cua gạch loại 1 khoảng 300.000 đồng/kg, cua gạch loại 2 hơn 200.000 đồng/kg, cua thịt 190.000 đồng/kg. Mức giá này cao hơn thời điểm cuối năm 2014 hơn 40%.

Hiện cá lóc phương phẩm mua tại ao có giá từ 37.000 đến 38.000đ/kg, người nuôi có lợi nhuận khá cao nhưng ít có sản phẩm để bán.