Người Dân Ồ Ạt Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo không nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, trước tình trạng tôm sú gặp nhiều rủi ro, nhiều người dân đã quay sang phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng một cách ồ ạt không theo quy hoạch, không theo quy trình kỹ thuật nuôi. Điều này có thể tác động xấu đến môi trường, đặc biệt là nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao.
Tại huyện Phước Long, vào năm 2011 chỉ có 600 hec-ta thì năm 2013 đã tăng đột biến lên đến 5.200 ha. Tại một số địa phương khác của tỉnh Bạc Liêu cũng tăng diện tích nuôi tôm thẻ, trong đó huyện Giá Rai, có hơn 1.070 ha. Theo nhiều nông dân, so với tôm sú, tôm thẻ chân trắng có thời gian nuôi ngắn hơn, khoảng 3 tháng là cho thu hoạch và hiện có giá khá cao khiến người dân đổ xô nuôi. Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi mới chưa được khuyến khích mà chỉ dừng lại ở mức nuôi thử nghiệm. Hiện vẫn chưa có một quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng hoàn chỉnh, trong khi chúng thường mắc hội chứng taura gây dịch bệnh lớn và có thể nhiễm sang đối tượng thủy sản khác làm thiệt hại đến sản xuất và môi trường tự nhiên. Việc người dân ồ ạt thả nuôi tôm thẻ chân trắng như hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc quản lý và ứng phó với dịch bệnh đối với ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu.
Có thể bạn quan tâm

Do xuất khẩu dầu thô giảm tới 65,8% dẫn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia trong 7 tháng đầu năm 2015 giảm 24,8%.

Sau 6 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hàng Việt không những khẳng định chỗ đứng trong nước mà còn xuất khẩu (XK) sang nhiều quốc gia.

Việc sử dụng lờ dây (ngư cụ chủ yếu đánh bắt cá nhỏ) trên đầm Thủy Triều, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã diễn ra từ lâu. Tuy nhiên, do chưa có biện pháp chế tài hiệu quả để răn đe, nên chính quyền địa phương khó giải quyết dứt điểm vấn nạn này.

Hơn 3 tháng trở lại đây, mô hình kết bè nuôi ốc cháy (một đối tượng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ) phát triển khá mạnh ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên).

Hiện toàn tỉnh Cà Mau có 876 cơ sở sản xuất giống và 223 cơ sở kinh doanh giống thuỷ sản phục vụ nhu cầu giống cho người nuôi, trong đó có 4 hợp tác xã (HTX) và 25 doanh nghiệp. Hằng năm, các cơ sở này đáp ứng khoảng 40% nhu cầu, còn lại phải nhập tỉnh khoảng 60%. Theo đó, có trên 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống nhập vào Cà Mau.