Phát triển mạnh mô hình nuôi ốc cháy

Sau khi đầu tư khoảng 2 đến 2,5 triệu đồng để kết một bè nuôi ốc cháy có diện tích từ 60 đến 80m2, hộ nuôi sử dụng những chất liệu có độ nhám cao, như lốp xe cũ, lưới mùng, mảnh tôn treo móc vào bè nuôi. Khi có nguồn nước lợ hợp lý, ốc cháy ngoài tự nhiên sẽ đeo bám vào đó sinh trưởng.
Do chi phí vật tư thấp, nguồn con giống cũng như thức ăn cho vật nuôi không cần đầu tư, nên hiện nay đã có hơn 12 hộ gia đình ở các xã An Cư, An Hiệp (huyện Tuy An) kết bè để nuôi ốc cháy trong đầm Ô Loan.
Ốc cháy là đối tượng thủy sản chỉ ăn các loại phù du, vi sinh vật bẩn, nên góp phần làm sạch môi trường nguồn nước trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng của ốc cháy khá nhanh, chỉ sau hơn 2 tháng kể từ khi đeo bám vào bè là cho thu hoạch. Hiện ốc cháy tiêu thụ khá mạnh, được các thương lái về đây mua gom sau đó bán lại để làm thức ăn cho tôm hùm nuôi.
Mỗi kg ốc cháy bán tại chỗ từ 5.000 đồng đến 6.000 đồng, tùy theo kích cỡ của ốc cháy. Mỗi bè nuôi có diện tích 60m2 có thể cho thu nhập mỗi hộ nuôi hơn 12 triệu đồng/vụ. Đây là nguồn thu nhập đáng kể so với đầu tư thả nuôi các đối tượng thủy sản khác trên đầm Ô Loan vào thời điểm này.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 24-3, tại Đà Lạt, Ban Chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (BCĐ NTM) tổ chức sơ kết 3 năm xây dựng nông thôn mới khu vực Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, và Tây Nguyên. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, đại diện các bộ ngành và 19 tỉnh thành trong 3 khu vực tham dự hội nghị.

Dù có nhiều nước cùng xuất khẩu cá hồi như Chile, Canada… nhưng Na Uy chiếm 72% thị trường thế giới. Với chất lượng và nghệ thuật tiếp thị, các công ty của Na Uy đã thuyết phục được người tiêu dùng Nhật Bản, vốn rất khó tính, thay đổi suy nghĩ, sử dụng cá hồi nuôi Na Uy như món ăn không thể thiếu, thay vì trước đó chỉ sử dụng cá khai thác từ biển để chế biến các món ăn truyền thống.

Khánh Hòa hiện có 62 cơ sở đang nuôi chim yến, tập trung phần lớn tại TP.Nha Trang, với tổng đàn khoảng 26.000 con. Ngoài ra, tỉnh còn có 30 cơ sở nuôi mới hình thành, chưa có chim yến làm tổ.

Nhiều ngư dân ở xã Phổ Quang (Đức Phổ, Quảng Ngãi) góp vốn với chủ tàu mua lưới đánh bắt hải sản. Sau tết, họ hối hả vươn khơi thay vì phải nằm bờ như nhiều tàu cá ở các địa phương khác, do thiếu bạn đi biển.

Tại hội thảo về heo giống theo công nghệ mới tổ chức mới đây ở TPHCM, Công ty Di truyền giống Japfa Hypor cho biết, trại heo giống cụ kỵ (GGP) rộng 30ha tại tỉnh Bình Phước sở hữu công nghệ tạo giống mới nhất - chọn lọc theo bản đồ gen, mở ra kỷ nguyên mới tạo giống heo ở VN.