Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghiên cứu tác động môi trường phát triển bền vững nghề nuôi cá lóc

Nghiên cứu tác động môi trường phát triển bền vững nghề nuôi cá lóc
Ngày đăng: 29/10/2015

Tổng kinh phí thực hiện đề tài hơn 400 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ năm 2015 - 2016.

Trong đó nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ là 377,5 triệu đồng, vốn Viện Nhiệt đới Môi trường hơn 24 triệu đồng.

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10/2015 đến tháng 6/2016.

Mô hình nuôi cá lóc Định An –Trà Cú

Đề tài nghiên cứu khảo sát, điều tra hiện trạng nuôi cá lóc tại 09 xã, thị trấn trọng điểm nuôi cá lóc:

Định An, Hàm Tân, Đại An, Đôn Xuân, Lưu Nghiệp Anh, An Quảng Hữu, Kim Sơn, Ngãi Xuyên, thị trấn Định An thuộc huyện Trà Cú, huyện Duyên Hải và huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh.

Theo đó, các nhà khoa học, ngành chức năng tập trung điều tra sâu 4 đối tượng của 4 nơi nuôi thuộc 4 qui mô ao khác nhau trong suốt thời gian nuôi để đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trường; lấy mẫu phân tích chất lượng nước mặt, nước dưới đất, nước ao nuôi với 03 đợt lấy mẫu cho 04 nơi nuôi gồm các chỉ tiêu:

DO, nhiệt độ (to), pH, N-NH4+, N-NO, P-PO43+, H2S, coliform, màu sắc nước (độ đục), độ mặn, dư lượng thuốc kháng sinh; lấy mẫu phân tích bùn đáy ao nuôi với 01 đợt lấy mẫu cho 04 nơi nuôi vào cuối vụ, gồm các chỉ tiêu: hàm lượng hữu cơ TOC, TN, TP, độ ẩm.

Theo Sở NN&PTNT Trà Vinh: Nghề nuôi cá lóc ở Trà Vinh được hình thành và phát triển mạnh từ năm 2010.

Từ diện tích ban đầu chỉ vài ha, đến nay diện tích nuôi cá lóc ở Trà Vinh đã nâng lên hơn 120 ha, đạt sản lượng bình quân 2.500 tấn/vụ.

Do phát triển tự phát không theo sự khuyến cáo và quy hoạch của ngành nông nghiệp, vì vậy, hệ quả của nghề nuôi cá lóc là ô nhiễm môi trường nước, gây thiệt hại bồi lắng nhiều tuyến kênh thủy lợi phục vụ trồng lúa.

Cá lóc chỉ tiêu thụ thị trường nội địa nên giá cả bấp bênh, nhiều lần nông dân thua lỗ nặng.

Đề tài góp phần tìm ra “lời giải” khắc phục có hiệu quả các vấn đề về môi trường; đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển nghề nuôi cá lóc bền vững trong thời gian tới và những năm tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Vịt trời đã bay đến Đắk Lắk Vịt trời đã bay đến Đắk Lắk

Mấy năm trước, thông tin về nông dân ở một tỉnh phía Bắc thuần hóa và nuôi thành công vịt trời đã khiến nhiều người ngạc nhiên.

03/11/2015
Hướng mới trong phát triển chăn nuôi trâu bò ở Võ Nhai Hướng mới trong phát triển chăn nuôi trâu bò ở Võ Nhai

Những năm gần đây, hình thức chăn nuôi gia súc của người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) đã có nhiều thay đổi, đặc biệt là xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi trâu, bò tập trung, mang tính hàng hóa đã hình thành đem lại hiệu quả kinh tế cao.

03/11/2015
Kháng kháng sinh nguy cơ hiện hữu đối với ngành chăn nuôi Kháng kháng sinh nguy cơ hiện hữu đối với ngành chăn nuôi

Nếu không quản lý và nâng cao kiến thức sử dụng cho người chăn nuôi, kháng sinh sẽ tràn lan trên thị trường, những chủng kháng thuốc từ động vật có thể lây truyền sang người tạo ra gánh nặng cho y tế cộng đồng, gây tổn thất lớn cho người dân.

03/11/2015
Tỷ lệ lưu hành vi rút tai xanh ở Nghệ An là 11% Tỷ lệ lưu hành vi rút tai xanh ở Nghệ An là 11%

Theo kết quả giám sát chủ động của Cơ quan thú y vùng III về sự lưu hành mầm bệnh tai xanh, từ phân tích mẫu huyết thanh cho thấy, tại Hà Tĩnh tỷ lệ lưu hành vi-rút tai xanh lên tới 40%, tại Nghệ An là 11%.

03/11/2015
Gà Hồ và hành trình đến với thương hiệu nổi tiếng những người gìn giữ giống gà quý Gà Hồ và hành trình đến với thương hiệu nổi tiếng những người gìn giữ giống gà quý

Trải qua những năm tháng chiến tranh liên miên và những biến động của xã hội, một phần do eo hẹp kinh tế, phần chạy theo cơ chế thị trường, giống gà Hồ dần bị mai một.

03/11/2015