Tỷ lệ lưu hành vi rút tai xanh ở Nghệ An là 11%

Sau khi ổ dịch tai xanh trên đàn lợn xẩy ra trên địa bàn xã Hưng Mỹ (Hưng Nguyên) vào ngày 20/10, các biện pháp phòng chống dịch cần thiết tại đây đã được triển khai.
Ông Nghiêm Xuân Bảo, trạm trưởng Trạm thú y huyện cho biết:
“Đến nay, huyện đã hoàn thành tiêm 2.000 liều vacxin chống dịch ở các xã Hưng Mỹ và các xóm vùng bị dịch dịch uy hiếp, tiêu hủy thêm 9 con lợn phát bệnh sau khi tiêm.
Chúng tôi yêu cầu các hộ có lợn bị tiêu hủy phải đồng thời tiêu hủy ngay toàn bộ lượng thức ăn còn dư thừa, tuyệt đối không chuyển cho hộ khác.
Với vùng bị dịch uy hiếp, thường xuyên theo dõi đàn lợn, đặc biệt những vùng mà các hộ chăn nuôi sử dụng nước từ kênh Hoàng Cần, kiểm soát việc vận chuyển.
Đồng thời, phát động nhân dân toàn huyện tiến hành tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm; các gia đình chăn nuôi tự dọn vệ sinh, ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học để tiêu diệt mầm bệnh”.
Tiêm phòng vacxin tai xanh cho đàn lợn tại xóm 7, xã Hưng Mỹ (Hưng Nguyên).
Quy luật phát sinh dịch bệnh tai xanh thường từ 2 - 3 năm.
Trong các năm 2009, 2011 và 2013, dịch đã gây những thiệt hại nặng nề cho chăn nuôi của Nghệ An.
Đến nay, trong khoảng thời gian gần 30 tháng, sau khi “hoành hành” ở 7 huyện (buộc phải tiêu hủy hơn 1.600 con lợn), dịch tai xanh đã quay trở lại.
Theo ông Đặng Văn Minh, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh, thời gian khá dài đó đã làm nảy sinh tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng dịch của người chăn nuôi.
Khi mang vi rút, con vật không có biểu hiện lâm sàng, nhưng vẫn có thể đang mang mầm bệnh và thường xuyên bài thải ra ngoài, làm môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm và nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao.
Thực tế cho thấy, thường sau 2 - 3 năm, khi miễn dịch tự nhiên giảm, tỷ lệ tiêm phòng các loại bệnh khác thấp, môi trường thời tiết thay đổi, mầm bệnh sẽ có điều kiện bùng phát thành dịch, kể cả ở những vùng chưa từng bị do hoạt động lưu thông, buôn bán làm phát tán mầm bệnh ra môi trường trên diện rộng.
Rắc vôi tại khu vực chăn nuôi để phòng chống dịch tai xanh.
Từ thực tế dịch ở xã Hưng Mỹ cho thấy, ý thức và thói quen của người dân trong phòng chống dịch vẫn còn hạn chế.
Đàn lợn không được tiêm phòng vacxin tai xanh.
Để hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan, bùng phát của dịch bệnh, ngoài giám sát của các lực lượng chức năng, người chăn nuôi phải chủ động trong bảo vệ đàn vật nuôi của gia đình mình, không chủ quan, giấu bệnh tự điều trị hoặc đem tiêu thụ.
Mua con giống ở những cơ sở chăn nuôi uy tín, lợn nái được tiêm phòng đầy đủ, tuyệt đối không mua trôi nổi vì lợn con có khả năng bị nhiễm bệnh rất cao.
Trong những giai đoạn “nhạy cảm”, nguy cơ cao như hiện nay, cần chăm sóc nuôi dưỡng tốt, sử dụng nguồn nước sạch cho lợn uống cũng như dọn vệ sinh chuồng trại.
Thường xuyên quét dọn, thu gom phân rác, dùng vôi bột rải hoặc nước vôi hòa loãng quét xung quanh tường, đường đi...
để tiêu diệt mầm bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, nhiều người nuôi tôm phải nhập viện để cấp cứu vì dương vật bị thương rất nặng. Hệ thống quạt nước tạo dưỡng khí cho tôm nếu quấn phải quần áo người sẽ gây tai nạn, trong đó đàn ông dễ bị tuột lớp da của bộ phận sinh dục

Theo thống kê, diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tăng theo từng năm. Năm vừa qua, toàn huyện thả nuôi 808 ha tôm càng xanh, tăng 107ha, với tổng sản lượng thu hoạch là 1.318 tấn. Do áp dụng tốt kỹ thuật nuôi nên bình quân mỗi hecta người dân thu hoạch được 1,63 tấn, với giá dao động từ 230.000 - 260.000 đồng/kg (tôm loại 1, 2), góp phần mang lại lợi nhuận bình quân khoảng 60 triệu đồng/ha (cao hơn năm 2010 là 19,8 triệu đồng/ha).

Ông Trần Văn Vinh (thường gọi là Bảy Vinh) đến với nghề ương nuôi nghêu giống bắt nguồn từ sự đam mê và nhu cầu thực tế. Sinh ra và lớn lên ở vùng biển Gò Công (Tiền Giang), từng công tác ở ngành Thủy sản, cả cuộc đời gần như gắn bó với nghề. Sau khi nghỉ hưu, ông đã bắt tay vào việc nghiên cứu đặc điểm sinh sản tự nhiên của nghêu, đồng thời thử nghiệm quy trình sinh sản nghêu nhân tạo.

Nếu như trước đây, tỷ lệ nhiễm bệnh MBV (hay còn gọi là bệnh còi) trên tôm sú giống khá phổ biến, chiếm từ 60 đến 65%, thì đến thời điểm này đã giảm xuống dưới mức 30%. Đây là kết quả có được sau khi Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp một số đơn vị sản xuất giống thủy sản thực hiện quy trình sản xuất giống hạn chế nhiễm bệnh MBV.

Với 300 triệu đồng từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của T.Ư Hội NDVN, Hội ND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cho 23 hộ ND ở phường Thủy Biều, thành phố Huế vay để thực hiện dự án trồng gừng trong bao.