Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng mới trong phát triển chăn nuôi trâu bò ở Võ Nhai

Hướng mới trong phát triển chăn nuôi trâu bò ở Võ Nhai
Ngày đăng: 03/11/2015

Gia đình chị Hoàng Thị Nghiên, ở xóm Tân Sơn, xã Cúc Đường đã mạnh dạn nuôi trâu theo hình thức hàng hóa.

Đã có những thời điểm Võ Nhai là địa phương dẫn đầu cả tỉnh về số lượng chăn nuôi trâu, bò, nhiều gia đình chăn thả hàng chục con trâu, nhưng chủ yếu sử dụng để lấy sức kéo.

Từ những năm 2003 trở lại đây, khi mà người dân đẩy mạnh cớ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp (toàn huyện có gần 6.000 chiếc máy cày, máy kéo các loại), cùng với diện tích chăn thả bị thu hẹp để nhường chỗ cho trồng rừng sản xuất thì số lượng trâu bò của huyện đã giảm đáng kể.

Tuy nhiên, trong khoảng 3 năm trở lại đây, số lượng đàn trâu bò của huyện Võ Nhai đã phục hồi và tăng đáng kể, với tổng đàn từ gần 5.000 con (năm 2013) lên 8.000 con (năm 2015).

Trong đó, số lượng đàn trâu là 6.250, bò gần 1.500 con.

Sở dĩ, chăn nuôi gia súc lớn của của huyện phát triển nhanh như vậy là do mục đích chăn nuôi của người dân đã có thay đổi, từ sử dụng sức kéo sang chăn nuôi theo hình thức hàng hóa.

Chị Hoàng Thị Nghiên, ở xóm Tân Sơn, xã Cúc Đường cho biết: Trước đây, gia đình tôi chăn hàng chục con trâu chủ yếu là thả rông vào rừng, chỉ khi đến mùa mới tìm về để kéo cày.

Hiện tại, gia đình nuôi 4 con trâu cái để sinh sản và 2 trâu nghé.

Hai năm trở lại đây, gia đình đã bán được 4 con trâu cho thương lái, thu nhập từ nuôi trâu được 40-50 triệu động/năm.

Không những vậy, việc chăn nuôi trâu, bò cũng tạo ra nguồn phân chuồng tốt để bón cho cây trồng, từ đó hạn chế chi phí khi phải mua phân hóa học…

Bên cạnh mục đích chăn thả, hình thức chăn nuôi đã có sự thay đổi, từ chăn thả rông sang nuôi nhốt, trồng cỏ voi và tận dụng cây ngô làm thức ăn đã đã giúp hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi được cải thiện hơn hẳn.

Với cách làm này, người dân vừa đỡ tốn công, đồng thời việc chăm sóc, phòng dịch bệnh tốt hơn.

Bà Lê Thị Tươi, xóm Làng Tràng, xã Tràng Xá cho biết: Hiện tại, nhà tôi chăn 7 con trâu nên đã tận dụng hơn 1 sào đất ven suối để trồng cỏ voi làm nguồn thức ăn cho trâu.

Mỗi sáng cắt 1 bó cỏ chăn trâu thì chiều chỉ cần thả ở bãi khoảng 2 tiếng đồng hồ là đủ.

Trong khi đó, trước đây cứ thả vào rừng nên vào mùa đông khi xuất hiện sương muối khiến đàn đàn trâu thường bị bệnh sưng chân.

Hiện nay, hầu hết người dân vùng này đều trồng cỏ voi, bên cạnh đó tận dụng lá ngô và bột ngô để chăn bổ sung…

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và PTNT Võ Nhai: Với hình thức chăn nuôi mới này, việc chăm sóc, phòng dịch bệnh cho trâu bò của người dân tốt hơn rất nhiều.

Cùng với việc chủ động của người dân, trong những năm gần đây, huyện Võ Nhai đã tích cực khuyến khích mở diện tích trồng cỏ để đảm bảo nguồn thức ăn cho vật nuôi.

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn và hỗ trợ con giống để phát triển chăn nuôi.

Chỉ tính riếng năm 2015, huyện Võ Nhai và dự án Ngân hàng bò của Hội Chữ thập đỏ huyện đã hỗ trợ hơn 100 con trâu và bò giống cho những hộ nghèo.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có gần 200 hộ dân nuôi từ 15 - 20 con trâu..

Việc người dân và các cấp chính quyền của huyện Võ Nhai đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc lớn theo hướng hàng hóa đã phát huy hiệu quả kinh tế tốt, tạo thêm việc làm và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương...


Có thể bạn quan tâm

Vườn Ươm Giống Cỏ Chất Lượng Cao Long Mỹ Bước Đầu Cung Ứng Cỏ Giống Phục Vụ Chăn Nuôi Vườn Ươm Giống Cỏ Chất Lượng Cao Long Mỹ Bước Đầu Cung Ứng Cỏ Giống Phục Vụ Chăn Nuôi

Vườn ươm có diện tích 5.000 m2, trồng 8 giống cỏ chất lượng cao: cỏ Mulato 2 (gieo hạt và trồng hom); cỏ Hamin trồng hom; cỏ VA06 trồng hom; cỏ Mombasa gieo hạt; cỏ Stylo gieo hạt; cỏ Ghinê K280 trồng hom; cỏ Cao lương gieo hạt... Nhờ chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, các loại cỏ giống ở đây đã sinh trưởng và phát triển tốt.

14/01/2015
Đắk Nông Đã Khống Chế Được Dịch Cúm, Lở Mồm Long Móng Trên Vật Nuôi Đắk Nông Đã Khống Chế Được Dịch Cúm, Lở Mồm Long Móng Trên Vật Nuôi

Theo ông Đoàn Văn Đáp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh thì nhờ tập trung triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nên từ ngày 26 - 31/12, toàn tỉnh Đắk Nông không còn trâu, bò, gia cầm mới mắc bệnh. Về cơ bản, ngành chức năng và các địa phương đã khống chế được các loại dịch bệnh, không để lây lan ra diện rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

14/01/2015
Nuôi Gà Thả Vườn Nuôi Gà Thả Vườn "Làm Chơi Ăn Thật"

Chỉ vào đàn gà gần 500 con hơn 2 tháng tuổi đang phát triển tốt, anh Tân cười tươi nói: “Đàn gà này nếu phát triển bình thường thì hơn 1 tháng nữa là có thể bán được, con lớn cũng trên 2kg. Thời điểm đó, cận Tết Nguyên đán nên nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao, gà hút hàng, giá sẽ tăng mạnh. Năm nào cũng vậy, tôi canh ngay đợt Tết để xuất chuồng, bán được giá cao”.

14/01/2015
Lợi Kép Từ Nuôi Thỏ Công Nghiệp Lợi Kép Từ Nuôi Thỏ Công Nghiệp

Nuôi thỏ quy mô công nghiệp vừa mang lại giá trị kinh tế mà còn tiết kiệm thời gian. Gần đây, một số hộ ở xã Tân Tiến (Đồng Phú - Bình Phước) đã thí điểm công nghệ không mùi trong chăn nuôi thỏ. Gia đình chị Đỗ Thị Thanh Hương (27 tuổi) ở ấp An Hòa là một điển hình.

14/01/2015
Nuôi Vịt Trời - Nghề Mới Ở Phương Nam (Quảng Ninh) Nuôi Vịt Trời - Nghề Mới Ở Phương Nam (Quảng Ninh)

Khi bé, tôi rất ấn tượng với câu chuyện kể về một anh chồng ngốc học đòi buôn bán, bỏ tiền ra buôn vịt trời để rồi mất tiền oan. Trong suy nghĩ của tôi vịt trời là của trời. Bởi vậy nên tôi rất ngạc nhiên khi đồng chí Bùi Hải Trường - Bí thư Đảng uỷ phường Phương Nam (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) giới thiệu với tôi về “tương lai sáng” của nghề nuôi vịt trời trên địa bàn phường.

14/01/2015