Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Kinh Tế Hợp Tác

Có thể nói từ năm 2013 trở lại đây phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh mới thực sự được đẩy nhanh “tiến độ” thực hiện, đặc biệt là “cứng hóa” đường giao thông nội đồng, thôn xóm được làm khá đồng bộ, qua đó, đã tạo nên “bề nổi” cho nhiều vùng nông thôn.
Đây là kết quả của chủ trương “sáng tạo” của tỉnh đó là hỗ trợ Ciment để tạo đà cho các địa phương tiếp tục huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn đến “nội lực” từ nhân dân. Đến nay, có một số địa phương đã đạt từ 13 tiêu chí NTM trở lên...
Cân phân mà nói, huy động nguồn lực đã khó nhưng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đã có lại càng khó hơn. Cụ thể là toàn tỉnh hiện có 47 Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và ngành nghề, trên 820 tổ hợp tác giản đơn. Đây chính là một trong những nguồn lực để xây dựng NTM.
Bởi lẽ qua thực tiễn đã chứng minh chỉ có thông qua mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn thì mới có thể huy động được nguồn lực tập trung từ nguồn vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm...
Thực tế trong các năm qua nhiều HTX nông nghiệp đã củng cố và hoạt động khá hiệu quả, từng bước khẳng định được vai trò “chủ lực” trong việc tổ chức lại sản xuất ở nông thôn theo hướng làm ăn mới, tạo được mối liên kết với các Tổ hợp tác và các doanh nghiệp để hình thành các liên minh sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh như nho, táo, tỏi, rau sạch, dê, cừu... Tuy nhiên, do chưa được đầu tư đúng mức về vốn, năng lực của cán bộ HTX còn yếu, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường...
Đó là chưa kể đến trách nhiệm chưa cao của nhiều nông hộ là thành viên HTX, còn ỷ lại và thiếu tinh thần xây dựng để HTX phát triển. Mặt khác, đây đó vẫn có địa phương chưa chú trọng đến tổ chức kinh tế hợp tác này mà lẽ ra phải tập trung đầu tư xây dựng, để vừa đáp ứng đúng, đủ theo quy định của bộ tiêu chí xây dựng NTM, quan trọng hơn là góp phần phát triển kinh tế tại địa phương...
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế hợp tác nói chung là bài toán không dễ tìm ra đáp án trong một sớm, một chiều nhất là khi còn khá nhiều sản phẩm nông nghiệp trong cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng còn bấp bênh do “đầu ra” thiếu ổn định.
Thế nhưng nếu có phương hướng sản xuất kinh doanh cụ thể, được đồng thuận cao của các thành viên và đặc biệt là Nhà nước cần sớm có chính sách cho các HTX, Tổ hợp tác... vay vốn để tạ thêm điều kiện đầu tư sản xuất những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giá thành hạ... để tiếp cận, cạnh tranh trên thị trường.
Không những vậy, nếu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đúng mức, cộng với sự năng động, am hiểu ngành nghề, thị trường... của người đứng đầu HTX, Tổ hợp tác thì việc tạo nên hiệu quả không phải là quá khó.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian tuột dốc, gần đây hành tím đã tăng giá trở lại, nông dân trồng hành đang mong có vụ mùa bội thu. Tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng - nơi có diện tích trồng hành tím lớn nhất ĐBSCL, giá hành tím thương phẩm thương lái thu mua đang ở mức 15.000 đồng/kg

Tuy không phải là “đại gia” về nhiều đất, nhiều mía nhưng thương lái buôn mía ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong - Hòa Bình) đều biết đến tiếng ông Lê Thanh Tân ở khu 7. Tiếng của ông không phải đất rộng, nhiều mía mà là lúc nào vườn mía của ông đứng đầu bởi cây mía to, đều, màu đẹp.

Phước Trung là xã vùng cao thuộc huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Toàn xã có 542 hộ, với 2.408 khẩu, sinh sống ở 4 thôn: Đồng Dày, Rã Trên, Rã Giữa và Tham Dú, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Để tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất, Nhà nước đã đầu tư xây dựng trên địa bàn một số công trình thủy lợi, tiêu biểu như: Hồ chứa nước Phước Trung, đập Ô Căm.

Thời gian gần đây một số thông tin cho rằng, các cấp chính quyền của tỉnh Đồng Nai và Tổng công ty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai - Dofico đã làm trái quy định như: “Tổ chức “cướp” doanh nghiệp (DN)? Vết “nhơ” trong việc thu hút FDI

Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân cho rằng: Khi chúng ta chạy theo sản lượng thì việc đảm bảo độ đồng đều về giống, chất lượng của hạt gạo cũng như bảo quản chế biến sau thu hoạch chưa theo kịp.