Sa Pa hỗ trợ nông dân ủ dự trữ hơn 80 tấn cỏ cho gia súc

Nông dân Sa Pa cắt cỏ để ủ làm thức ăn dự trữ cho gia súc trong mùa đông.
Theo đó, người dân các xã được hỗ trợ dự trữ 4.028 bao cỏ ủ chua làm thức ăn cho đàn gia súc, với tổng kinh phí thực hiện gần 170 triệu đồng, trong đó ngân sách của huyện hỗ trợ hơn 89 triệu đồng, còn lại nhân dân đóng góp để thực hiện.
Hiện, toàn huyện Sa Pa có 40.285 con gia súc, trong đó trâu 9.740 con, bò 1.395 con, ngựa 250 con, còn lại là các loại gia súc nhỏ.
Thời tiết mùa đông ở Sa Pa rất lạnh, hằng năm đều có hiện tượng gia súc chết do thiếu thức ăn và rét, do đó việc hỗ trợ người chăn nuôi dự trữ nguồn thức ăn sẽ giúp cho đàn gia súc trên địa bàn phát triển ổn định và đảm bảo số lượng đàn trong mùa đông.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Văn Minh- Giám đốc Trung tâm giống Nông nghiệp Tây Ninh cho biết, trong năm 2015, Trung tâm tập trung phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo để cung cấp nguồn giống đạt chất lượng cho người dân.

Trước đây, cây trồng bị bệnh chỉ có nước... chờ chết. Nhưng nay đã có đội ngũ bác sĩ thăm khám, cho toa, bốc thuốc cho cây trồng. Thậm chí có cả bác sĩ thăm khám tận vườn hoặc tư vấn từ xa hoàn toàn miễn phí. Đó là những hoạt động của Bệnh viện Cây trồng tỉnh Trà Vinh.

Tận dụng những vạt đồi, sườn núi, chân ruộng cao khó khăn về nước tưới, nông dân xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã đưa cây kim tiền thảo vào trồng tại địa phương. Sau vài năm, loại cây dược liệu này đã mang lại thu nhập cao cho các hộ.

Vài năm trở lại đây, chuối tiêu nổi lên là giống cây trồng cho lợi nhuận cao vì nhu cầu thị trường xuất khẩu lớn. Diện tích chuối tiêu ngày càng mở rộng, nông dân đầu tư trồng giống nuôi cấy mô vì giống này cho năng suất cao, chất lượng đồng đều nên đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu.

Tháng tám ở Sông Mã (Sơn La), đây là thời điểm bà con nông dân các xã đang bước vào thu hoạch nhãn chính vụ. Đi dọc Quốc lộ 4G, từ Mường Sai, Chiềng Khương, Chiềng Cang, Chiềng Khoong đến Thị trấn có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc xe tải trọng lớn, chở đầy nhãn nối đuôi nhau đưa đặc sản của huyện biên giới Sông Mã đến với mọi miền quê.