Nuôi ong di động một vốn bốn lời

Về vùng đập Đầm xóm 11, xã Xuân Thành (Yên Thành - Nghệ An), thấp thoáng dưới những cánh rừng keo, tràm ngút ngàn, có hàng trăm tổ ong xếp ngay ngắn của những người nuôi ong di động.
Anh Thái Văn Hồng ở xóm 2, xã Tăng Thành (Yên Thành) đang miệt mài tạo “chúa” nhân đàn cho biết: Chúng tôi di chuyển đàn ong từ Tây Nguyên ra vùng đất Nghệ An từ tháng 5, giai đoạn này chủ yếu cho đàn ong hút mật hoa tràm, hoa keo.
Vùng đất đập Đầm sát bên là rú Gám với những cánh rừng nguyên sinh có vô vàn loài hoa, ong thỏa thuê để hút mật.
Anh Thái Văn Hồng, xóm 2, xã Tăng Thành (Yên Thành) đang tạo “chúa” nhân đàn ong.
Nghề nuôi ong di động sẽ rất hiệu quả nếu tìm được nơi nhiều hoa, gặp thời tiết tốt thì chẳng mấy chốc giàu.
Anh Hồng cho biết: Có những vụ hoa nở nhiều, không ảnh hưởng thời tiết, trời khô ráo, mùa hoa kéo dài, lại nhiều mật, cứ 5 - 7 ngày là thu được một lứa mật.
Hơn 300 thùng ong có trong vòng 4 - 5 tháng lãi trên 120 - 150 triệu đồng.
Nghề nuôi ong di động cần sự cẩn thận, tỉ mỉ.
Công việc hàng ngày là thường xuyên đảo cầu để mật lên đều, kiểm tra từng thùng ong xem ong có khỏe mạnh, lấy đủ lượng phấn hoa cần thiết hay không.
"Quá trình nuôi ong di động rất cần các khâu kỹ thuật, như hiện tượng sẻ đàn tự nhiên của ong và cách xử lý.
Khi ong chúa đẻ mạnh, số lượng ong trong đàn đông đúc, đàn ong sẽ xây mũ chúa mới và sẻ đàn tự nhiên.
Trong trường hợp này cần cho đàn ong xây thêm cầu mới để ong chúa có nơi đẻ trứng, tổ không chật chội; cắt bỏ bớt lỗ tổ ong đực ở các góc bánh tổ; thay thế ong chúa, bổ sung nguồn thức ăn cho đàn ong.
Đặc biệt là người nuôi ong cần thường xuyên kiểm tra để duy trì con ong chúa tốt cho mỗi đàn.
Khi ong chúa già cần thay thế bằng cách kích thích để đàn ong tự tạo ong chúa mới hoặc đưa mũ ong chúa tốt từ đàn ong khác sang.
Khi đàn ong đã phát triển đông đúc, chủ động tạo thêm mũ chúa để đàn ong sớm sẻ thành 2 đàn một cách tự nhiên...
Nghề nuôi ong di động nay đây mai đó ở những nơi heo hút, dựng lều lán ngay giữa bạt ngàn cánh rừng để canh ong.
Đợt này anh Hồng dựng trại nuôi ong di động ở gần đập Đầm, Xuân Thành (Yên Thành) có khá nhiều thuận lợi, gần khu dân cư, bà con cho nhờ điện để thắp sáng, nước sinh hoạt để tắm rửa.
May nhờ thời tiết thuận lợi nên từ tháng 5 đến nay đã thu về được khoảng trên 100 triệu đồng tiền mật ong.
Dự tính đến hết tháng 3/2016, anh Hồng lại đưa đàn ong di chuyển vào Tây Nguyên để hút mật hoa cà phê.
Có thể bạn quan tâm

Lần đầu tiên 80 con heo siêu năng suất sẽ được nhập từ Đan Mạch thông qua đường hàng không trị giá hơn 4,8 tỷ đồng.
Muốn làm trái nghịch mùa, chỉ cần cắt nước từ 20 ngày đến 1 tháng để cho vú sữa héo đọt, sau đó cho nước vào, bón thúc phân, xịt thêm thuốc dưỡng thì vú sữa sẽ ra bông và cho trái.
Năng suất cao, chất lượng vượt trội so với giống bình thường nhưng do đua nhau trồng nên mít Thái Lan đang rớt giá thê thảm, thậm chí thương lái chẳng chịu thu mua

Hiện nay, tỉnh Tiền Giang xây dựng được vùng dứa (khóm) chuyên canh trên 15.000 ha phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu tại huyện Tân Phước nằm trong vùng Đồng Tháp Mười. Từ đầu năm đến nay, nông dân địa phương thu hoạch được trên 160.000 tấn dứa thương phẩm, đạt khoảng 60% chỉ tiêu cả năm.

Năm nào cũng vậy, khi tới mùa thu hoạch vải là những địa phương trồng nhiều vải như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh... lại trở nên khan hiếm nhân lực lao động phục vụ công việc hái vải. Vì thế tiền công thu hái vải được đẩy lên khá cao...