Móng Cái (Quảng Ninh) nỗ lực dập dịch bệnh trên tôm nuôi

Tổng số hóa chất đã nhập để sử dụng dập dịch tính đến ngày 2-6 là 21 tấn. Trong đó, 17 tấn Chlorine từ Quỹ dự trữ Quốc gia, 4 tấn Vicato Nguồn dự trữ từ Chi cục Thú y tỉnh. Ngoài ra còn sử dụng lượng hóa chất Iotrin dự trữ của Trạm Thú y thành phố dùng để tiêu độc khử trùng dụng cụ thu hoạch, phương tiện vận chuyển trước khi ra khỏi cơ sở nuôi và vùng dịch.
Trong ngày 3-6, thành phố đã cấp hóa chất dập dịch tôm nuôi cho 11 hộ với 2250kg hóa chất các loại để khử trùng, nâng tổng số hóa chất đã cấp đến nay lên 7350kg hóa chất các loại.
Được biết, TP Móng Cái đã thành lập “Tổ công tác đặc biệt, chống dịch tôm nuôi trên địa bàn thành Móng Cái”, trong đó bổ sung thêm thành phần tham gia chống dịch là Cán bộ Chi cục Thú y, Chi cục nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khoa học kỹ thuật giống thủy sản Quảng Ninh, Viên Nghiên cứu thủy sản I, Công an Môi trường Thành phố, Cán bộ Môi trường phòng Tài nguyên môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, thời tiết khá thuận nên những chuyến biển, vươn khơi ở 2 vụ cá bấc – nam đều đạt như mong đợi. Thông thường mọi năm bắt đầu vào mùa nam từ tháng 4 đến tháng 9 gió thổi mạnh, nhưng đặc biệt năm nay vẫn chưa có dấu hiệu thổi mạnh, vậy nên mùa cá nam sẽ đến chậm hơn.

Ông Hoàng Văn Tuấn, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, năm nay tỉnh được phân bổ nguồn kinh phí 15 tỷ đồng để đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng trồng.

Giá vải thiều ở các tỉnh phía Bắc rớt thê thảm, chỉ còn 6.000 đồng/kg nhưng khi đến tay người tiêu dùng phía Nam vẫn cao từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.

Một trong những mục tiêu của ngành Thuỷ sản Việt Nam là giảm bớt các khâu trung gian khi xuất khẩu hàng hoá sang châu Âu.

Bí thư Huyện ủy Cát Tiên Huỳnh Văn Đẩu cho biết: Khi mới triển khai xây dựng NTM, bình quân mỗi xã trên địa bàn chỉ đạt 2,5 tiêu chí, nhưng đến nay huyện đã không còn xã nào dưới 5 tiêu chí. Riêng xã Phù Mỹ từ lúc chỉ đạt 4 tiêu chí, đến cuối 2013 đã đạt 17 tiêu chí.