Kiên Giang Tập Trung Bảo Vệ Và Chăm Sóc Rừng Trồng

Ông Hoàng Văn Tuấn, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, năm nay tỉnh được phân bổ nguồn kinh phí 15 tỷ đồng để đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng trồng.
Trong đó, vườn quốc gia Phú Quốc được cấp 6 tỷ đồng, U Minh Thượng 5 tỷ đồng, còn lại 4 ban quản lý rừng phòng hộ mỗi đơn vị 1 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí này chủ yếu tập trung cho công tác bảo vệ, chăm sóc rừng và trồng cây phân tán. Dự kiến năm nay sẽ trồng mới 6 ha cây đước và 5 ha cây mắm ở các bãi bồi ven biển nhằm tăng thêm diện tích rừng phòng hộ.
Theo ông Tuấn, từ năm 2008 cho đến nay, Kiên Giang đã trồng mới được 289,9 ha rừng ngập mặn ven biển, chủ yếu là các loại cây chịu sóng gió tốt như: đước, mắm và bần.
Nhờ đó, đã nâng diện tích rừng ngập mặn ven biển lên 6.124 ha, giúp giảm thiểu tình trạng xói mòn do sóng biển đánh thẳng vào bờ, giảm tình trạng xâm nhập mặn ở một số khu vực.
Ngoài ra, mô hình làm hàng chắn sóng và lắng tụ bùn bằng cừ tràm, mê bồ nhằm tạo bãi bồi trồng rừng ven biển do dự án GIZ tài trợ cũng mang lại hiệu quả cao, rừng trồng ít bị hao hụt và phát triển nhanh.
Có thể bạn quan tâm

Ra đời vào tháng 4-2014, dù đến nay vẫn chưa thực hiện được nhưng Nghị định số 36 của Chính phủ về “nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra”.

Kể từ khi TP. Hồ Chí Minh phát hiện chất tạo nạc Salbutamol trên heo có nguồn gốc từ Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang và Bến Tre, giá heo hơi trên địa bàn tỉnh từ 42 - 43 ngàn đồng/kg (mức giá chỉ tương đương giá thành), giảm chỉ còn 38 - 39 ngàn đồng/kg.

2 tháng trở lại đây, giá gà các loại giảm mạnh khiến người chăn nuôi lỗ nặng. Theo các chủ trang trại, đây là đợt giảm mạnh nhất từ đầu năm đến nay và hiện chưa có dấu hiệu hồi phục.

Hiện cả miền Nam và miền Trung đều vào mùa mưa, nên nguy cơ dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng phát sinh và lây lan là rất cao.

Tại vùng sản xuất nông nghiệp của bà Nguyễn Thị Huệ, tổ dân phố Phước Thành, phường 7, TP Đà Lạt, mỗi hecta đất canh tác rau, củ, quả đã đạt tới 5 tỷ đồng tiền lãi mỗi năm.