Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm giàu từ nghề sản xuất bánh tráng

Làm giàu từ nghề sản xuất bánh tráng
Ngày đăng: 07/10/2015

Đến thăm cơ sở sản xuất bánh tráng mỏng bằng công nghệ dây chuyền của anh Nguyễn Đăng Xiêm, ở xã Hành Nhân, chúng tôi thật sự ấn tượng trước những thành quả lao động của người nông dân này.

Trên diện tích 4.000m2, anh Xiêm bố trí thành nhiều khu vực sản xuất theo quy trình khép kín từ khâu pha chế bột, tráng bánh, phơi bánh, cắt bánh ra thành phẩm và có cả một xưởng cơ khí nhỏ để sửa chữa, chế tạo thiết bị lắp ráp dây chuyền.

Cơ sở sản xuất bánh tráng của anh Xiêm.

Bình quân mỗi ngày, cơ sở của anh Xiêm cung ứng cho thị trường 30.000 sản phẩm bánh tráng mỏng, cao gấp 3 lần so với những năm trước đây, với tổng doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, sau khi trừ chi phí còn lãi trên dưới 200 triệu đồng.

Điều đáng nói đối với ông chủ cơ sở sản xuất bánh tráng này là phần lớn thiết bị, máy móc, công nghệ dây chuyền sản xuất đều do anh tự mày mò nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Anh Xiêm vui vẻ bộc bạch: “Trước đây gia đình anh sinh sống ở TP.Quảng Ngãi, với nguồn thu nhập chính từ nghề sản xuất gạch lót nền bằng biện pháp thủ công.

Càng về sau, các sản phẩm gạch men sản xuất bằng công nghệ dây chuyền chiếm lĩnh thị trường, gạch thủ công không có chỗ đứng do giá thành cao, mẫu mã không đẹp.

Thất nghiệp, anh cất công lặn lội tìm học nghề làm bánh tráng mỏng và bàn với vợ chuyển hẳn gia đình về quê sinh sống.

Vốn là người ham học hỏi, lại có chút ít kiến thức về cơ khí, anh đi mua các loại vật liệu cần thiết và tự mình chế tạo các thiết bị lắp ghép thành dây chuyền sản xuất bánh.

Tuy có vất vả một chút, nhưng mình giữ được thế chủ động trong quá trình sản xuất, lợi nhuận thu được cũng khá hơn.

Không chỉ làm giàu cho gia đình mà cơ sở sản xuất của anh Xiêm còn giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 20 lao động ở địa phương, với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/tháng.

Chị Nguyễn Thị Sáu, ở thôn Tân Lập, xã Hành Nhân chia sẻ:

Cũng như nhiều hộ trong xã, sau mỗi mùa vụ, chị phải bươn chải tìm kiếm thêm việc làm, lúc thì lên núi kiếm củi, khi thì đi phụ hồ, cuốc đất, để có tiền trang trải cho sinh hoạt gia đình, nhưng nguồn thu nhập rất bấp bênh.

Từ ngày anh Xiêm về đây mở xưởng sản xuất bánh tráng, chị và nhiều lao động nữ được tuyển dụng vào làm việc, thu nhập thì ăn theo sản phẩm, trung bình mỗi ngày cũng được từ 150 - 160 nghìn đồng. Nhờ vậy mà chị đỡ vất vả hơn và cuộc sống gia đình cũng ổn định hơn trước.

Anh Xiêm còn cho biết thêm: Thị trường tiêu dùng mặt hàng bánh tráng mỏng thường hút hàng vào những tháng cuối năm.

Tuy vậy vào thời điểm này, thời tiết ở miền Trung thường hay có mưa nên việc sản xuất gặp nhiều bất lợi.

Qua thăm dò ở một số tỉnh phía Nam và Tây Nguyên, anh đang có dự định đầu tư mở thêm cở sở sản xuất ở các khu vực trên, để có đủ sản phẩm cung ứng cho khách hàng quanh năm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.

Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, chủ động, sáng tạo trong lao động sản xuất, quyết chí vươn lên làm giàu, anh Nguyễn Đăng Xiêm trở thành tấm gương điển hình trong phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” ở huyện Nghĩa Hành.


Có thể bạn quan tâm

Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- Mexico Đạt Gần 1 Tỉ USD Kim Ngạch Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- Mexico Đạt Gần 1 Tỉ USD

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch XNK hai chiều giữa Việt Nam và Mexico 3 quý đầu năm 2014 gần đạt ngưỡng 1 tỉ đô la Mỹ, ước đạt 986 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ 2013.

24/09/2014
Xuất Khẩu Rau Quả Tăng Kim Ngạch Ở Thị Trường Lớn Xuất Khẩu Rau Quả Tăng Kim Ngạch Ở Thị Trường Lớn

Lọt vào nhóm các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu (XK) “tỷ đô” mỗi năm, tuy nhiên, XK rau quả của Việt Nam vẫn chưa xứng với tiềm năng. Đặc biệt, ở những thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, thị phần rau quả Việt còn rất hạn chế.

24/09/2014
Krông Nô, Các Cấp Hội Phụ Nữ Giúp Hội Viên Vươn Lên Trong Cuộc Sống Krông Nô, Các Cấp Hội Phụ Nữ Giúp Hội Viên Vươn Lên Trong Cuộc Sống

Đơn cử như Huyện hội thì phối hợp với Trung tâm dạy nghề mở các lớp dệt thổ cẩm cho phụ nữ dân tộc thiểu số và vận động 12 chị tham gia các lớp cạo mủ cao su, tin học. Hội phụ nữ các xã Đắk D’rô, Tân Thành mở được 2 lớp xóa mù chữ cho 47 hội viên, phụ nữ dân tộc, tôn giáo.

24/09/2014
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mắc Ca Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mắc Ca

Hiện ở nước ta có nhiều vùng trồng mắc ca, song chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích trồng mắc ca tại Tây Nguyên là 1.645 ha, Tây Bắc, diện tích rừng trồng mắc ca chưa lớn, chủ yếu tập trung tại Sơn La, Điện Biên và một số tỉnh đang trồng thử nghiệm.

24/09/2014
Hua Thanh, Khó Khăn Giao Đất Giao Rừng Hua Thanh, Khó Khăn Giao Đất Giao Rừng

Trong rất nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Điện Biên chậm phải kể đến những khó khăn, vướng mắc trong khâu tổ chức họp dân tuyên truyền để bà con nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng. Nếu như ở một số địa bàn khác người dân tích cực phối hợp, nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, thì tại bản Nậm Ty 1, Nậm Ty 2, xã Hua Thanh dù đến nay đã qua vài ba lần họp dân, nhưng rừng vẫn chưa thể giao cho cộng đồng!

24/09/2014