Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cần Giải Pháp Lâu Dài Cho Trái Cây Đặc Sản

Cần Giải Pháp Lâu Dài Cho Trái Cây Đặc Sản
Ngày đăng: 17/07/2014

Măng cụt được xem là một trong loại trái cây ngon, đặc sản của vùng ĐBSCL và một số tỉnh miền Đông Nam bộ. Thế nhưng, giá bán của loại trái cây đặc sản này có xu hướng ngày càng giảm trong những năm gần đây, nhất là khi vào mùa thu hoạch rộ.

Theo nhiều nhà vườn tại ĐBSCL cho biết, chưa bao giờ măng cụt trúng mùa như năm nay, nhưng nhà vườn không vui vì giá măng cụt đang ở mức thấp nhất kể từ trước đến nay. Năm 2013, giá măng cụt vào mùa thu hoạch rộ tuy có giảm nhưng vẫn có giá 15.000-16.000 đồng/kg.

Năm nay, mùa thu hoạch rộ, giá măng cụt giảm mạnh, nhà vườn bán cho các vựa trái cây chỉ 10.000-11.000 đồng/kg, còn thương lái đến thu mua tận vườn giá càng rẻ hơn. Đối với nhiều loại cây trồng mau cho trái, bán được với mức giá trên rất lý tưởng, nhưng măng cụt thì khác, phải mất khoảng 7-10 năm cây mới cho trái.

Giá cây giống cũng cao hơn so với nhiều loại cây trồng khác nên nhà vườn phải bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu khá lớn. Năm nay, giá măng cụt giảm mạnh không chỉ do trúng mùa, mà còn do diện tích trồng mở rộng, trong khi khâu bảo quản, chế biến và tiêu thụ chưa tốt, thiếu sự liên kết, gắn kết giữa các địa phương.

Hiện trái măng cụt chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa. Một số địa phương như tại tỉnh Bến Tre có xuất khẩu theo dạng tiểu ngạch, nhưng số lượng hạn chế.

Hơn nữa, cây măng cụt hầu như chưa được nông dân xử lý cho ra trái nghịch mùa hoặc rải vụ quanh năm như một số loại trái cây đặc sản khác như: chôm chôm, sầu riêng, bưởi… mà chủ yếu được nhà vườn để cho ra trái tự nhiên. Diện tích trồng tăng, vào mùa thu hoạch rộ, măng cụt bị thừa hàng dội chợ và giá giảm mạnh là chuyện khó tránh khỏi.

Khâu bảo quản chưa tốt, để vận chuyển trái măng cụt đi được xa và giữ cho trái tươi ngon tự nhiên trong khoảng 7-10 ngày, hiện nhà vườn phải hái lúc trái vừa mới điểm một vài chấm tím. Còn nếu hái trái chín thì chỉ có thể đem ra các chợ và điểm kinh doanh gần nhà để bán, chứ khó có thể bán thương lái và các vựa trái cây thu mua đem tiêu thụ ở xa.

Trái măng cụt không chỉ ăn ngon mà có nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khoẻ con người. Đặc biệt, nhiều địa phương vùng ĐBSCL lại có tiềm năng phát triển trồng loại trái cây này. Hơn bao giờ hết, các cấp chính quyền và các địa phương cần ngồi lại để tìm giải pháp đầu ra cho trái măng cụt trong ngắn hạn và về lâu dài. Tránh để điệp khúc “trúng mùa, rớt giá” lặp lại trong các năm tới.

Nhiều chuyên gia cho rằng, chúng ta cần gắn kết sản xuất với các khâu bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo hướng có quy hoạch và kế hoạch cụ thể, đồng thời quan tâm xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm ra các thị trường quốc tế.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Thủy Sản Nhiều Tín Hiệu Vui Xuất Khẩu Thủy Sản Nhiều Tín Hiệu Vui

Theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mới đây Nga tiếp tục dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu đối với một số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Đầu tháng 8/2014, Nga cho phép 7 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường nước này.

22/09/2014
Thực Phẩm “Sạch” Hút Khách Thực Phẩm “Sạch” Hút Khách

Khảo sát tại hệ thống các cửa hàng chuyên bán thực phẩm hữu cơ với các chủng loại sản phẩm không dùng thuốc kháng sinh, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tại quận 1, quận 3, quận 7- TP.HCM cho thấy, số lượng thực phẩm sạch phục vụ bữa ăn gia đình cho người tiêu dùng rất phong phú với khoảng 300 sản phẩm từ các loại rau nhiệt đới, rau ôn đới, các loại thịt heo, gà, hải sản…

22/09/2014
Trang Trại Nấm Mèo Quy Mô Lớn Ở Nam Xuân Trang Trại Nấm Mèo Quy Mô Lớn Ở Nam Xuân

Hiện trang trại đang có 16 nhà trồng nấm, với số lượng lên đến 250.000 bịch mỗi đợt. Sau 2 tháng đưa lên giàn chăm sóc, nấm sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên, mỗi bịch thu được khoảng 4-5kg nấm tươi và sau mỗi vụ nấm khoảng 6 tháng, mỗi nhà nấm cho thu hoạch gần 1 tấn nấm khô, trị giá khoảng 120 triệu đồng.

22/09/2014
Sản Xuất Cà Phê Theo Hướng Bền Vững Ở Đắk Mil Sản Xuất Cà Phê Theo Hướng Bền Vững Ở Đắk Mil

Theo Phòng Nông nghiệp-PTNT huyện Đắk Mil thì việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh cây cà phê theo hướng bền vững trên địa bàn huyện đang được xem là một giải pháp lâu dài và hết sức cần thiết. Người dân cũng đã dần tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

22/09/2014
Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông - Lâm Nghiệp Tây Nguyên Tập Huấn Chăn Nuôi Bò Thịt Cho Nông Dân Huyện Chư Jút Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông - Lâm Nghiệp Tây Nguyên Tập Huấn Chăn Nuôi Bò Thịt Cho Nông Dân Huyện Chư Jút

Tại lớp tập huấn, các hộ chăn nuôi bò đã được cán bộ Viện khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên giới thiệu về đặc tính sinh trưởng của các loại giống bò hiện có tại Việt Nam; Phổ biến các kiến thức về kỹ thuật trồng các loại cỏ và giới thiệu một số loại cỏ cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như: cỏ sả, cỏ VA06, cỏ Mulato;

22/09/2014