Khó Kiểm Soát Chặt Cá Tôm Ở Chợ Vì Luật

Mong muốn mua được thịt, cá an toàn của người dân TPHCM sẽ khó đạt được vì cơ quan quản lý không thể kiểm soát chặt do vướng phải những quy định pháp luật.
Sản phẩm tôm cá thịt bày bán ở chợ nhiều khi không đảm bảo những tiêu chí về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàng the, urê... Ở TPHCM, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có kế hoạch sử dụng bộ kít thử nhanh để kiểm tra các loại hóa chất, kháng sinh cấm trong trong rau, quả, thủy sản.
Mới đây UBND TPHCM đã gửi kiến nghị lên Chính phủ, đề nghị công nhận phương pháp phân tích định tính bằng kít thử nhanh để kiểm tra, đánh giá và phát hiện hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm tươi sống và có biện pháp xử lý nếu kết quả dương tính.
Tuy nhiên, trong công văn số 3177/BNN-QLCL, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) nêu rõ kiến nghị như vậy là không phù hợp với các quy định hiện hành. Do đó, việc đình chỉ kinh doanh, tạm giữ lô hàng trong thời gian chờ kết quả phân tích định lượng phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về xử lý hành chính.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, một cán bộ của Sở NN&PTNT TPHCM cho biết, cách dùng kít có lợi thế là khi kiểm tra trực tiếp tại các rạp bán thực phẩm ngoài chợ sẽ cho kết quả ngay tức thì, sau đó, cơ quan kiểm tra sẽ lấy mẫu để có kết quả dương tính với kít thử để đi kiểm nghiệm. “Thường kết quả kiểm nghiệm khoảng sau 2-4 ngày mới cho kết quả. Lúc đó, đoàn kiểm tra chỉ có thể phạt hành chính chứ không thu giữ lô hàng vì hàng đã được bán cho người tiêu dùng cách đó mấy ngày rồi”, ông nói.
Theo ông này, với quyết định nói trên của Bộ NN&PTNT thì chuyện muốn cá tôm bán ở chợ được kiểm soát chặt hơn về an toàn vệ sinh thực phẩm ở thành phố có khoảng 10 triệu dân như TPHCM là khó làm được.
Có thể bạn quan tâm

Trong khi nhiều HTX gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động các dịch vụ thì HTX Hòa Thắng 2 lại tạo ra được nhiều lợi nhuận từ các dịch vụ của HTX. Trong năm qua, tất cả các dịch vụ tại HTX Hòa Thắng 2 đều mang lại lợi nhuận.

Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng của tôm nuôi. Người nuôi tôm cần hiểu rõ những tác động này và nắm được giải pháp phòng tránh thích hợp.

Hàng chục năm qua, cây lòn bon đã đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho đồng bào huyện Đông Giang và các xã miền núi của huyện Đại Lộc. Để nâng cao chất lượng lòn bon, 2 địa phương đã có kế hoạch phục hồi, phát triển loại cây này.

Trước đây, tại các vùng núi cao ở Quảng Nam, nấm chò, nấm lim xanh tự nhiên mọc khá nhiều. Nhưng do người dân săn lùng nấm theo kiểu tận diệt nên món quà quý mà thiên nhiên ban tặng cho núi rừng xứ Quảng dần cạn kiệt. Do đó, người dân cũng không còn ồ ạt đi hái nấm như trước mà chỉ tranh thủ những lúc rảnh rỗi việc nương rẫy để vào rừng tìm nấm.

Hè thu 2014, vợ chồng anh Sáu Kế Xuyên ở xã Bình Trung (huyện Thăng Bình) gieo sạ 4 sào lúa. Nhờ sử dụng loại giống ngắn ngày nên đến gần giữa tháng 8 toàn bộ diện tích ấy đã kết thúc thời kỳ trổ đòng – ngậm sữa và bước vào giai đoạn chín.