Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Bằng Sông Cửu Long Không Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm Sú

Đồng Bằng Sông Cửu Long Không Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm Sú
Ngày đăng: 08/04/2013

Năm 2013, các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được ngành thủy sản khuyến cáo không mở rộng diện tích nuôi tôm sú mà chỉ giữ diện tích nuôi tương đương với năm 2012 là 580.000 ha. Vùng nuôi tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang và Long An; trong đó, tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi lớn nhất với 265.650 ha.

Để bảo đảm vụ nuôi tôm sú thắng lợi, các tỉnh qui hoạch phát triển vùng nuôi phù hợp với môi trường, hoàn thiện thêm một bước hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản nói chung và tôm sú nói riêng; lành mạnh hóa môi trường nước bằng các biện pháp kiểm soát chất thải, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở, cá nhân gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, các ngành chức năng siết chặt việc quản lý, kiểm soát con giống, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đưa tôm giống kém chất lượng vào nuôi, phổ biến rộng hơn kỹ thuật nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, thâm canh đến tận cơ sở.

Đặc biệt, các tỉnh khuyến khích nông dân mở rộng áp dụng mô hình “nuôi tôm cộng đồng” và mô hình “nuôi tôm sinh thái”. Với mô hình “nuôi tôm cộng đồng” tất cả các thành viên trong tổ, nhóm nuôi cùng thả một loại tôm giống, ngày thả, vệ sinh ao nuôi... nên sẽ hạn chế được dịch bệnh. Nếu dịch bệnh xảy ra thì cộng đồng thông tin cho nhau để cùng thống nhất cách phòng trừ kịp thời...). Với mô hình “nuôi tôm sinh thái”, người nuôi không thả tôm giống mật độ dày mà áp dụng như mô hình tôm lúa (2 – 3 con/m2/vụ), sử dụng thức ăn tự nhiên, sử dụng ít phân hữu cơ để tạo màu trong nước nên không làm ô nhiễm môi trường. Do đó, không cần xử lý nước thải, chi phí rất thấp nhưng năng suất tôm ổn định 200 kg/ha.

Nuôi tôm sú là một trong những ngành chủ lực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của ĐBSCL nhưng cũng gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại các vùng nuôi. Tình trạng buông lỏng quản lý con giống tại ĐBSCL dẫn đến nhiều đàn tôm sú giống kém chất lượng, thậm chí nhiễm bệnh. Năm nào cũng có diện tích tôm sú khá lớn chết hàng loạt vì nhiễm bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Nâng cao ý thức sử dụng an toàn thuốc BVTV Nâng cao ý thức sử dụng an toàn thuốc BVTV

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là một trong số các công cụ trợ thủ đắc lực cho nhà nông, giúp quản lý dịch hại, nâng cao năng suất và hiệu quả SX cây trồng.

07/11/2015
Đối mặt đợt hạn lịch sử trong vòng 60 năm qua Đối mặt đợt hạn lịch sử trong vòng 60 năm qua

Dự báo từ nay đến năm 2016, miền Trung – Tây Nguyên sẽ tiếp tục hứng chịu hạn nghiêm trọng do hiện tượng El Nino kéo dài, phức tạp nhất trong vòng 60 năm qua.

07/11/2015
Cẩm Sơn có nhiều hầm biogas Cẩm Sơn có nhiều hầm biogas

Sau hơn 18 tháng triển khai thực hiện dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP), xã Cẩm Sơn (huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre) đã lắp đặt trên 200 công trình khí sinh học (hầm biogas).

07/11/2015
Thâm canh chè an toàn Thâm canh chè an toàn

Vừa qua, Sở NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông Hà Giang phối hợp với UBND huyện Xín Mần tổ chức tổng kết mô hình thâm canh cây chè theo tiêu chuẩn GAP tại xã Khuôn Lùng.

07/11/2015
Đồng loạt xin hỗ trợ Đồng loạt xin hỗ trợ

Theo thống kê chưa đầy đủ, tỉnh Hà Tĩnh hiện có trên 100.000 hộ chăn nuôi lợn có số lượng từ 5 con/lứa trở lên.

07/11/2015