Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Chăn Nuôi Lợn: Gồng Gánh Cõng Lỗ

Người Chăn Nuôi Lợn: Gồng Gánh Cõng Lỗ
Ngày đăng: 08/04/2013

"Giá heo hơi liên tục sụt giảm, giá bán ra không bằng giá thành sản xuất nên người chăn nuôi đang lỗ nặng. Nếu tình trạng trên tiếp tục kéo dài trong thời gian tới thì nguy cơ giảm tổng đàn thiếu nguồn cung là không tránh khỏi”, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai nhận định.

Không chỉ là giá lợn hơi liên tục giảm mạnh kể từ sau Tết Nguyên đán mà liên tục trong 2 năm qua người chăn nuôi phải hứng chịu tình trạng giá bán thấp hơn giá thành sản xuất. Hiện nay giá lợn hơi trung bình ở mức 37.000 - 38.000 đồng/kg nhưng không phải nông dân nào cũng bán được với mức giá như trên. Đặc biệt, đối với lợn quá lứa giá chỉ 33.000 đồng/kg. Nói về nguyên nhân hiệp hội chăn nuôi các tỉnh cho rằng, giá lợn hơi giảm là do tình hình dịch bệnh nên cầu giảm lượng dẫn đến nguồn cung giảm giá.

Theo tính toán của các hộ chăn nuôi, giá thành sản xuất 1 kg lợn hơi ở mức 40.000 đồng, trong đó giá bán trung bình của mấy năm trở lại đây chỉ ở mức 35.000 - 36.000 đồng/kg, tức là nông dân phải chịu lỗ 5.000 đồng/kg. Hộ nào tự cung cấp con giống, tự mua nguyên liệu về trộn cám thì chi phí một con lợn từ ngày nuôi đến ngày bán (5 tháng) là 3,5 triệu đồng. Trường hợp hộ phải mua con giống và thức ăn thì chi phí dội lên 500 ngàn đồng/con. Do giá lợn hơi không vượt qua được giá thành sản xuất nên người nuôi cầm chắc số thua lỗ lên đến 500 - 7.000 ngàn đồng/con. Trong khi ngành chăn nuôi gặp khó khăn về giá đầu ra thấp và chưa có biện pháp hiệu quả cho đầu ra thì đợt tăng giá xăng kỷ lục này buộc mỗi con lợn phải cõng thêm 100 ngàn đồng chi phí, tức là tiền lỗ. Khi đó người chăn nuôi càng lao đao hơn.

Do giá đầu ra thấp, đầu vào thì liên tục tăng cao nên không ít trại nuôi lợn và các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ngán ngẩm. Ông Nguyễn Văn Tiến, chủ tại lợn (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) phân trần: "Trại của gia đình tôi có khoảng 50 con lợn thịt đang thời điểm xuất chuồng nhưng với tình hình giá cả như hiện nay tôi không biết phải làm sao vì xuất chuồng thì cũng lỗ, không xuất cũng lỗ”. "Đợt tăng giá lợn hơi vào dịp Tết Nguyên đán, tôi dự định sẽ tái đầu tư sau đợt lỗ gần 150 triệu đồng. Nhưng với tình hình giá cả như hiện nay, tôi nhụt chí đầu tư cho chăn nuôi rồi”, ông Phan Thành Hậu (xã Gia Tân, huyện Thống Nhất) tâm sự. Giá thành đầu ra thấp, các trại lợn lớn còn có khả năng cầm cự, nhưng những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì choáng váng đành phải nghĩ đến chuyện "giải nghệ” bởi càng theo đuổi càng rơi vào tình cảnh túng quẫn vì không biết xoay xở ở đâu ra tiền để trả cho các đại lý cám.

Mặc dù đang phải "gồng gánh cõng lỗ” nhưng mới đây, nhiều doanh nghiệp cung cấp thuốc thú y lại gửi thông báo tăng khoảng 5 - 25% so với giá hiện tại cho một số loại thuốc. Trước thông tin giá trên sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất của người dân nên Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho biết, Hiệp hội không phản đối sự tăng tăng giá sản phẩm của các công ty vì công ty nào cũng có kế hoạch cho sự tăng trưởng; nhưng kêu gọi các công ty thuốc thú y cần có sự kiềm giá.

Được xem như "thủ phủ” chăn nuôi gia súc, gia cầm của cả nước nhưng đến thời điểm hiện nay tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã giảm đáng kể. Dự báo, trong thời gian tới với mức giá thành thấp như hiện nay người chăn nuôi sẽ giảm đàn lợn nái. Một khi lợn nái giảm đàn thì rất nguy hiểm đến tổng đàn. Hiện nghịch lý đang diễn ra tại ngành chăn nuôi Việt Nam bởi vì giá vào cũng như sản phẩm trên thị trường cao ngất ngưởng trong khi đó người chăn nuôi vẫn phải cắn răng chịu lỗ khi bán sản phẩm dưới giá thành.

Tìm lối mở cho ngành chăn nuôi của tỉnh Đồng Nai nói riêng và ngành chăn nuôi cả nước nói chung, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho rằng: "Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần khoanh và giãn nợ cho người chăn nuôi. Thứ hai, cần sự chia sẻ giữa công ty thuốc thú y, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tránh sự tăng giá quá cao vì người chăn nuôi "chết” thì các công ty này không biết sống với ai. Nói tóm lại, người chăn nuôi cần sự hỗ trợ về vốn, lãi suất. Đặc biệt, nên có sự điều chỉnh nhằm nâng giá thành đầu ra cho người chăn nuôi tránh sự thua lỗ và giảm tổng đàn trong thời gian tới”.


Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Cây Trồng Bị Ngập Sâu Tăng Diện Tích Cây Trồng Bị Ngập Sâu Tăng

Để kịp thời tiêu úng cho cây trồng, các doanh nghiệp thủy lợi đang vận hành 193 trạm bơm với 1.004 máy bơm, tổng lưu lượng 2.500.250 m3/h. Chi cục Thủy lợi Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp thuỷ lợi tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình khí tượng thủy văn, chủ động vận hành công trình, bơm tiêu cho những diện tích bị úng ngập khi xảy ra.

10/08/2013
Triển Vọng Phát Triển Cây Sả Ở Tân Phú Đông (Tiền Giang) Triển Vọng Phát Triển Cây Sả Ở Tân Phú Đông (Tiền Giang)

Tân Phú Đông, huyện cù lao của tỉnh Tiền Giang thành lập cách nay hơn 5 năm. Nếu trước đây mãng cầu xiêm được xem là cây xóa đói giảm nghèo của huyện cù lao này thì khoảng 1 năm trở lại đây, cây sả đã "lên ngôi". Nhiều hộ gia đình mạnh dạn chuyển từ ruộng lúa lên liếp trồng sả theo mô hình xen canh 1 vụ sả, 1 vụ lúa hoặc bỏ hẳn cây lúa, chuyển sang trồng sả quanh năm…

09/08/2013
Cần Sự Liên Kết Của Doanh Nghiệp Cần Sự Liên Kết Của Doanh Nghiệp

Suốt 10 năm qua, kể từ khi Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX) ra đời năm 2003, tình hình phát triển của kinh tế hợp tác nói chung và hợp tác xã (HTX) nông nghiệp nói riêng vẫn rất khó khăn.

09/08/2013
Nông Dân Bán Tôm Chạy Dịch Nông Dân Bán Tôm Chạy Dịch

Từ đầu tháng 5 đến nay, dịch bệnh trên tôm ở ĐBSCL tiếp tục diễn biến phức tạp, không ít hộ nuôi đã thu hoạch chạy dịch (tức chưa tới tuổi thu hoạch nhưng do tôm chết nên thu hoạch), cắt lỗ.

13/06/2013
Thành Công Trồng Cao Su Độ Cao Trên 700m? Thành Công Trồng Cao Su Độ Cao Trên 700m?

Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2008, huyện Đăk Tô đã đầu tư gần 145 triệu đồng để thử nghiệm mô hình trồng cây cao su ở độ cao trên 700 m so với mực nước biển cho 9 hộ gia đình ở 2 xã Đăk Trăm và Văn Lem với qui mô mỗi xã 5 ha. Một số hộ dân khác trên địa bàn cũng đã đầu tư trồng thêm gần 59 ha (trong đó xã Văn Lem 37 ha, Đăk Trăm 22 ha).

10/08/2013