Hiệu Quả Nhóm Liên Kết Sản Xuất Nho An Toàn

Gặp lại Nguyễn Văn Phái tại vùng đất trồng nho thôn An Thạnh 1 (xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận), anh phấn khởi nói: Nhóm liên kết sản xuất nho an toàn tụi em kỳ này trúng mùa được giá, gần Tết mà được như thế này vui lắm!.
Nguyễn Văn Phái đưa chúng tôi thăm thú vườn nho rộng 2 sào của gia đình. Tết năm nay, vườn nho của anh đạt sản lượng khoảng 5 tấn, bán trọn giàn cho thương lái khi trái còn xanh với giá 75 triệu đồng, 15.000 đồng/kg.
Trò chuyện với anh nông dân 42 tuổi đời, có hơn 20 năm gắn bó với nghề trồng nho, chúng tôi được biết, anh là nhóm trưởng gồm 10 thành viên liên kết trồng trên 1,1 ha nho an toàn thôn An Thạnh 1. Nhóm thành lập từ vụ hè-thu 2014, DASU huyện Ninh Phước hỗ trợ phân bón, thuốc sinh học phòng trừ bệnh hại, hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây nho theo quy trình an toàn.
Nhóm liên kết sinh hoạt định kỳ vào đêm rằm hàng tháng để chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, vần đổi công chăm sóc, đưa các chế phẩm sinh học vào canh tác. Nhờ sự hỗ trợ tích cực của DASU huyện và Ban Phát triển xã đã giúp nông dân nhóm liên kết trồng nho tăng năng suất từ 1,5 tấn lên 2 tấn/sào, chất lượng trái giòn, độ ngọt cao, bán được giá.
Trong vụ đông-xuân năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, chăm sóc chu đáo nên vườn nho các nông hộ đạt năng suất trung bình 2 - 2,5 tấn/sào. Các thành viên Diệp Bảo Phúc, Huỳnh Thị Mỹ, Huỳnh Thị Hà trồng 2 sào nho, thu hoạch khoảng 5 tấn trái vào dịp cuối tháng Chạp được thương lái mua “bao giàn” trả tiền trước 100 triệu đồng (20.000 đồng/kg). Đây là năm đầu tiên các nông hộ trồng nho tết có thu nhập cao nhất từ trước tới nay, đạt 50 triệu đồng/sào/vụ. Nhóm liên kết trồng nho an toàn ở thôn An Thạnh 1 bước đầu phát huy hiệu quả, được các thành viên tin tưởng, gắn bó thiết thân với hoạt động nhóm.
Nguyễn Văn Phái cho biết được sự giúp đỡ của Ban Điều phối Dự án Hỗ trợ Tam nông tỉnh, các thành viên nhóm canh tác nho An Thạnh 1 tiến hành lập kế hoạch sản xuất nho an toàn theo quy trình VietGAP. Đồng thời liên kết với các doanh nghiệp làm ăn có uy tín trên địa bàn tỉnh hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nho, nâng cao giá trị chuỗi nông sản hàng hóa, tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng khoảng 13 ngàn ha cây trồng vụ đông các loại, trong đó: Cây ngô là 8,5 ngàn ha, còn lại là khoai lang, rau đậu. Đây cũng là thời điểm bà con nông dân trên toàn tỉnh đang tập trung chăm sóc cây rau màu đã trồng và tiếp tục trồng các loại rau khác còn trong khung lịch thời vụ.

Chính sách phát triển thủy sản không chỉ là chuyện cơm áo gạo tiền của ngư dân, mà còn tiếp sức cho họ vững tin khi là những cột mốc chủ quyền trên các vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Nhưng để những chính sách ấy có sức sống và là “bà đỡ” của ngư dân thì tiền thôi, chưa đủ.

Với phương châm kinh doanh cùng nông dân và mục tiêu hướng đến nông nghiệp-nông thôn nên Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị đã chủ động xây dựng Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà với nhiệm vụ thu mua, chế biến, quảng bá và kinh doanh các loại nông sản của tỉnh; Nhà máy sản xuất phân vi sinh Hướng Hoá với giá rẻ, thích hợp nhiều loại cây trồng và Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá đã đem lại thu nhập đáng kể cho người dân trồng sắn ở vùng miền núi.

Một trong những tiêu chí về nông thôn mới là thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người/năm phải cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của tỉnh. Muốn tăng nhanh mức thu nhập của hộ nông dân và tạo nhiều việc làm ở nông thôn thì một trong những giải pháp hữu hiệu nhất là mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ KHKT để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Từ nay đến cuối năm là thời điểm thuận lợi để các doanh nghiệp tăng tốc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, bởi nhu cầu trên thụ trên thế giới tăng cao. Hiện giá cá tra phi lê xuất sang thị trường châu Á đang nhích lên khoảng 2,5- 2,6 USD/kg, từ đó kéo giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL tăng lên từ 23.500- 24.000 đồng/kg, đảm bảo cho người nuôi có lãi.