Hợp tác và phát triển sản xuất bò giống bài học của Đan Mạch
Dự hội thảo, có Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam C. Laursen, đại diện lãnh đạo Bộ NN và PTNT, Cục Chăn nuôi, Sở NN và PTNT nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước cùng một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống, vật tư phục vụ ngành chăn nuôi bò.
Theo báo cáo của Bộ NN và PTNT, hiện cả nước có gần 254 nghìn con bò sữa, tăng 26,5% so với năm 2013; có 5,3 triệu con bò thịt, tăng 2,7% so với năm 2014.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian qua, việc chăn nuôi bò sữa phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng; nuôi bò thịt góp phần chuyển đổi kinh tế nông nghiệp - nông thôn, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân.
Bên cạnh những mặt làm được, cũng còn nhiều bất cập trong công tác quản lý, kỹ thuật chăn nuôi bò, việc sử dụng thức ăn, phòng bệnh cho bò...
Một số chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi của Đan Mạch đã chia sẻ các kinh nghiệm về cách thức quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ sinh học vào chăn nuôi, cụ thể: gây giống, lai giống, thức ăn, chăm sóc sức khỏe cho bò để nâng cao chất lượng sữa, thịt bò; giới thiệu một số bò giống tốt hiện có trên thị trường như Viking Red, Viking Jersey, Viking Holstein...
Các đại biểu cũng đưa ra nhiều đề xuất để sản xuất bò giống tốt hơn trong thời gian tới, đó là cần quản lý chặt chẽ giống bò sữa, bò thịt bảo đảm chất lượng tinh bò đưa vào sản xuất.
Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật trong chăn nuôi bò, nhất là các biện pháp kỹ thuật để tỷ lệ thụ thai đối với bò sữa cao hơn.
Hỗ trợ tinh bò thịt chất lượng cao, tinh phân ly giới tính đối với bò sữa, công nghệ cấy truyền phôi vào sản xuất...
Nếu làm tốt, việc sản xuất bò giống ở nước ta sẽ đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng sữa, thịt bò được nâng lên, đáp ứng nhu cầu thị trường và người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Với điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, một số nông dân ở xã Tân Hòa (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) đang phát triển nghề làm vườn với chủ lực là cây xoài cát Hòa Lộc.

Bằng kinh nghiệm và biết áp dụng kỹ thuật mà nhiều nhà vườn ở huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã xử lý cam ra trái mùa nghịch, bán được giá ,tăng thu nhập cho gia đình.

Thanh long đang vào mùa chính vụ và giá liên tục giảm trong những ngày qua. Mặc dù người trồng chấp nhận bán giá thấp nhưng cũng không dễ tìm đầu ra. Bài toán nan giải về chuyện thanh long rớt giá vào mùa thu hoạch chính vụ lại được đặt ra cho ngành chức năng.

Theo số liệu của UBND tỉnh Vĩnh Long, đến nay người dân đã đốn bỏ 1.908ha nhãn nhiễm bệnh chổi rồng đã già cỗi, khó phục hồi để chuyển sang giống nhãn khác hoặc cây trồng khác.

Nắng nhiều, mưa ít, nhiệt độ quanh năm cao kết hợp với độ ẩm trong không khí thấp khiến Bình Thuận trở thành một trong những địa phương khô hạn nhất cả nước. Thế nhưng một nghịch lý đang tồn tại, lượng nước tưới tiêu trong nông nghiệp ngày một giảm sút nhưng chính người nông dân lại đang phung phí nguồn nước quý hiếm bởi cách canh tác cây trồng chưa khoa học.