Trồng ấu mùa nước nổi giúp tăng thu nhập
Cây ấu có thể sống được quanh năm, nhưng sẽ sinh trưởng tốt và cho năng suất cao vào mùa mưa. Ấu là loại cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, chủ yếu là bón phân và phòng ngừa ốc tấn công lúc cây còn nhỏ.
Sau khi trồng 3 tháng là có thể thu hoạch, cách 10 - 15 ngày có thể thu hoạch 1 đợt và thu hoạch kéo dài khoảng 2 tháng.
Anh Nguyễn Văn Phong ngụ ấp Nhứt, xã An Phong, huyện Thanh Bình cho biết: “Gia đình chủ yếu trồng lúa, năm nay trồng 1.000m2 ấu, mỗi đợt hái từ 400 - 500kg bán cho thương lái với giá 6.000 đồng/kg.
Sau khi trừ các chi phí, còn lời từ 5 - 10 triệu đồng, cao hơn trồng lúa”. Bình quân mỗi công ấu (1.000m2) cho năng suất từ 1 - 1,5 tấn, hiện nay thương lái mua ấu tại ruộng với giá từ 5.000 - 7.000 đồng/kg ấu tươi.
Sau khi trừ chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công chăm sóc, người trồng ấu có lợi nhuận từ 50 - 100 triệu đồng/ha.
Ngoài ra, người dân xung quanh mua ấu về nấu chín để bán với giá từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, bình quân mỗi gia đình có thể bán 20 - 50kg/ngày, giúp cải thiện kinh tế gia đình, giải quyết việc làm cho lao động nghèo ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chương trình tái canh cà phê, hiện nay, các cấp chính quyền và người dân địa phương đang triển khai trồng thay thế giống mới hoặc ghép giống mới, nhằm “trẻ hóa” vườn cây.

Giáo sư, tiến sĩ Ngô Ngọc Hưng-Trường đại học Cần Thơ đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật cân đối dinh dưỡng và cơ cấu canh tác hợp lý cho vùng trồng bắp lai ở 3 xã Quốc Thái, Phú Hữu và Khánh An (huyện An Phú, An Giang).

Gần một tháng qua, dọc sông Hậu thuộc các tỉnh, thành Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp… hoạt động thu mua lúa gạo nhộn nhịp “khác thường”. Theo nhiều doanh nghiệp và các thương lái bản địa, đang có một nhóm thương lái là người miền Bắc dẫn theo một số người Trung Quốc vào đây thu gom lúa gạo để xuất sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch làm xáo trộn thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro...

Nhờ chịu khó, ham học hỏi và biết phát huy sức mạnh của tuổi trẻ, anh Hồ Tấn Cường (thôn Quảng Hòa, xã Cam Thành Nam, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) đã trở thành nông dân điển hình sản xuất kinh doanh giỏi.

Năm 2013, phòng Nông nghiệp và Nông thôn huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã chủ động tìm kiếm, liên hệ với doanh nghiệp và đã tư vấn hình thành mô hình liên kết trồng ớt xuất khẩu tại địa phương. Kết quả sau thực hiện liên doanh liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm bước đầu đã cho nhiều kết quả đáng ghi nhận.