Hiệu quả kinh tế từ mô hình sử dụng máy phun thuốc trong trồng rau

Được biết trong 6 tháng đầu năm 2015 Trạm Củ Chi đã chuyển giao 42 máy phun thuốc cho nông trồng rau trên địa bàn huyện, nhằm tạo điều kiện cho nông dân tại đây tiếp cận được công nghệ mới trong trồng rau từ đó có hướng phát triển diện tích, nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế cho nông hộ, góp phần nâng chất tiêu chí tăng thu nhập cho xã nông thôn mới trên địa bàn Củ Chi.
Về hiệu quả mô hình cơ giới hóa (máy phun thuốc) trong trồng rau, ông Dương Văn Minh trưởng trạm khuyến nông cho biết “ Nông dân sử dụng máy phun thuốc mang vai thu lợi nhuận 586.000đ cho 1 lần phun thuốc trồng rau ăn quả, rút ngắn thời gian phun thuốc xuống 1.5 lần. Mỗi vụ sản xuất bình quân phun 5 lần nhưng do hiệu quả phun cao nên giảm được 1 lần phun thuốc trong vụ, tiết kiệm được 1.350.000đ (từ tiền mua thuốc BVTV 600.000đ và công phun 750.000đ). Như vậy sử dụng máy phun thuốc trên 1ha mỗi vụ tiết kiệm được 3.694.000đ góp phần làm tăng năng suất rau, giảm giá thành sản phẩm”.
Mô hình cơ giới hóa (máy phun thuốc) trong trồng rau tại địa bàn huyện Củ Chi trong những năm qua đã giúp giải phóng sức lao động thủ công, cải thiện tình trạng thiếu lao động trong nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo điều kiện mở rộng diện tích trồng rau trên địa bàn, góp phần thúc nhanh đẩy tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Cùng ngày, đơn vị cung cấp máy cũng đã hướng dẫn nông dân cách sử dụng máy phun thuốc, công tác bảo trì máy để sử dụng lâu dài, hiệu quả máy phun thuốc.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, ngành chăn nuôi trong nước liên tục phải đối mặt với khó khăn do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá sản phẩm chăn nuôi xuống thấp, người nông dân bị thua lỗ. Bởi vậy, mặc dù Cục Chăn nuôi khẳng định hiện tình hình chăn nuôi đã đi vào ổn định nhưng không ít người vẫn băn khoăn, chưa thể lạc quan về sản xuất từ nay đến cuối năm.

Anh Lại Trường Vũ (SN 1978) - chuyên viên Văn phòng HĐND-UBND huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) xuất thân trong gia đình nông dân. Gia đình anh canh tác hơn 6 công vườn. Do chi phí đầu tư hệ thống tưới tiêu khá lớn, đặc biệt là béc phun, có loại phải tốn hơn 4 triệu đồng cho một công vườn, từ đó anh đã tìm tòi tự chế ra loại béc phun giá thành rất rẻ mà vô cùng tiện ích.

Nhiều năm qua, huyện Hải Hậu (Nam Định) luôn đi đầu trong việc xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng kỹ thuật canh tác mới, trong đó mô hình cấy lúa mùa theo phương thức không làm đất đã được khẳng định với nhiều ưu điểm như năng suất tăng, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận gây ra, tạo quỹ đất để mở rộng diện tích trồng cây vụ đông trên đất hai vụ lúa. Hiện nay, mô hình này đang được nông dân các địa phương trong huyện áp dụng và nhân rộng qua từng năm.

Sở Công thương tỉnh, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) vừa có buổi làm việc với huyện Châu Phú (An Giang) về tình hình cung ứng giống đậu bắp, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lúa Jamine Global GAP và việc xây dựng nhà máy sơ chế nguyên liệu.

Sau thời gian triển khai công tác chống dịch chổi rồng trên nhãn, đến nay có 19.130 ha nhãn ở 7 tỉnh, thành gồm: Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang, hồi phục phát triển trở lại sau cắt tỉa và phun thuốc, đạt tỷ lệ 81,4%.