Béc Phun Tự Chế Giúp Nông Dân Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế Vườn

Anh Lại Trường Vũ (SN 1978) - chuyên viên Văn phòng HĐND-UBND huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) xuất thân trong gia đình nông dân. Gia đình anh canh tác hơn 6 công vườn. Do chi phí đầu tư hệ thống tưới tiêu khá lớn, đặc biệt là béc phun, có loại phải tốn hơn 4 triệu đồng cho một công vườn, từ đó anh đã tìm tòi tự chế ra loại béc phun giá thành rất rẻ mà vô cùng tiện ích.
Anh Vũ cho biết: “Béc tự chế của tôi dựa trên nguyên lý hoạt động của béc máy phun thuốc sâu, tôi đã nghiên cứu và thay đổi bằng nguyên liệu rẻ tiền hơn để giảm giá thành đầu tư. Ban đầu làm thử nghiệm nước phun không như ý mình muốn nên phải làm đi làm lại nhiều lần. Sau khi hoàn chỉnh, tôi đã lắp đặt cho cả hệ thống tưới tiêu của gia đình”.
Dẫn tôi ra 6 công vườn trồng chanh và ổi của gia đình, anh Vũ cho khởi động hệ thống phun nước bằng béc phun tự chế. Anh cho biết: “Chi phí một cái béc phun như thế này chỉ tốn khoảng 1.000 đồng, chỉ cần đầu bịt ống nước, ốc vít, miếng nhựa và keo dán cộng với vài khâu làm thủ công, khoảng 5 - 7 phút là có thể cho ra 1 béc phun tự chế”.
Anh khẳng định, nếu thấy mình làm béc một lần thì ai cũng có thể làm được, bởi cấu tạo của béc này rất đơn giản không như loại béc bán ngoài thị trường. Phạm vi phun nước đạt khoảng cách hơn 5m, một ưu điểm nữa của béc này là có thể điều chỉnh giọt nước xa, gần theo ý muốn, không để lãng phí nước.
“Thông thường béc phun sử dụng lâu sẽ bị rác bám vào làm nghẹt, đối với loại béc này chỉ cần trở đầu béc rồi khởi động hệ thống phun nước, rác trong béc sẽ bị nước đẩy ra” - anh Vũ chia sẻ.
Ông Lại Văn Bảnh (ba anh Vũ) cho biết: Trước đây, mỗi khi tưới phải mất hơn 4 giờ mới xong, hiện nay chỉ chưa đầy 1 tiếng đồng hồ là hoàn tất, chi phí đầu tư loại béc phun này rẻ hơn nhiều so với béc phun thông thường. Ông Bảnh so sánh, chi phí đầu tư cho mỗi béc phun tự chế là 1.000 đồng, 6 công vườn nhà tôi chỉ cần đầu tư 500 béc, khoảng 500.000 đồng nhưng hiệu suất hoạt động vẫn không thua kém loại béc thông thường. Trong khi loại béc phun ngoài thị trường bán với giá khoảng 45.000 - 75.000 đồng/béc, vốn đầu tư nhiều, nên nhiều nhà vườn còn ngán ngại.
Từ việc thử nghiệm thành công béc phun tự chế áp dụng cho hệ thống bơm tưới 6 công vườn nhà, anh Lại Trường Vũ cũng đã làm thêm khoảng 180 béc cho chú mình là ông Lại Văn Hải Long, ở xã Bình Thạnh huyện Cao Lãnh.
Đối với những nhà vườn, việc đầu tư hệ thống bơm tưới bằng điện cố định là rất cần thiết, bởi tiện lợi, nhẹ công, nhưng do giá đầu tư béc phun khá cao, nên nhiều nhà vườn quy mô nhỏ chưa có điều kiện đầu tư. Việc tìm tòi, sáng tạo ra loại béc phun mới, giá rẻ của anh Lại Trường Vũ mang ý nghĩa lớn, giúp nhà vườn nâng cao hiệu quả kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp đến tận nơi thu mua cá lóc cỡ 0,7 - 0,8kg/con với giá dao động 34.000đ/kg (tăng hơn tuần trước 2.000 đồng/kg), giá lươn cỡ 250 - 300gram/con từ 150.000 - 160.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng/kg), giá cá tra thương phẩm từ 23.000 - 23.500 đồng/kg (tăng 500 đồng/kg).

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 phấn đấu đạt 7 tỉ USD; trong đó riêng mặt hàng tôm là 3,5 tỉ USD, chiếm 50% về giá trị. Có thể nói, con tôm đang trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng điều nghịch lý là hàng loạt hộ nuôi tôm ở ĐBSCL luôn phập phồng nỗi lo thua lỗ bởi dịch bệnh tràn lan và giá cả lên xuống thất thường...

Huyện Lâm Thao hiện có 620ha nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản ước đạt trên 2.600 tấn; trong đó loại hình mặt nước ao hồ nuôi chuyên 520ha, năng suất 4,6 tấn/ha, loại hình 1 lúa, 1 cá 100ha, năng suất đạt 2,1 tấn.

Ngày 28-10, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với huyện Đoan Hùng, Viện Nghiên cứu rau quả tổ chức hội nghị tổng kết mô hình trình diễn: “Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã quả bưởi đặc sản Đoan Hùng”.

Mặc dù kinh tế trang trại (KTTT) ở Quảng Trị trong những năm qua có chuyển biến, song mô hình hình kinh tế này vẫn chậm phát triển, các chỉ tiêu phát triển sản xuất bình quân ở trang trại còn thấp và tăng trưởng chậm qua các năm. Sự chậm phát triển này có nhiều nguyên nhân như thiếu vốn, thiếu kiến thức, thiếu các chính sách đầu tư từ phía nhà nước...