Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng

Hồi Phục Hơn 19.000 Ha Nhãn Nhiễm Bệnh Chổi Rồng
Ngày đăng: 09/07/2013

Sau thời gian triển khai công tác chống dịch chổi rồng trên nhãn, đến nay có 19.130 ha nhãn ở 7 tỉnh, thành gồm: Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang, hồi phục phát triển trở lại sau cắt tỉa và phun thuốc, đạt tỷ lệ 81,4%.

Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam cho biết: từ tháng 9-2011 đến tháng 3-2012, 7 tỉnh, thành trên đã công bố dịch bệnh chổi rồng hại nhãn trên phạm vi toàn tỉnh, với tổng diện tích nhiễm bệnh là 27.151ha/32.657 ha. Sau hơn 1 năm triển khai chống dịch, các tỉnh đã tổ chức cắt tỉa được hơn 24.216 ha nhãn nhiễm bệnh chổi rồng. Tổng kinh phí 7 tỉnh, thành chi cho công tác phòng chống chổi rồng trên nhãn hơn 173,8 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hơn 122 tỉ đồng, ngân sách tỉnh hơn 51,7 tỉ đồng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định chấm dứt chiến dịch phòng trị bệnh chổi rồng trên nhãn (đến ngày 1-3-2013) và không cung cấp kinh phí từ Trung ương nữa, nhưng hiện nay ở 7 tỉnh, thành trên vẫn chưa có quyết định công bố hết dịch. Theo Tiến sĩ Hồ Văn Chiến, nguyên nhân là do hiện một số diện tích nhãn vẫn còn tái nhiễm nên các tỉnh vẫn chưa công bố hết dịch. Trong thời gian tới, các tỉnh sử dụng ngân sách địa phương tập huấn cho nông dân để phòng trị đối với một số diện tích nhiễm bệnh còn lại.

Ngành Nông nghiệp các tỉnh cũng đã tổ chức 1.181 lớp tập huấn biện pháp quản lý bệnh chổi rồng, thu hút 51.412 lượt nông dân dự; cấp phát 224.303 tờ bướm, 45.057 sổ tay hướng dẫn phòng trị bệnh chổi rồng hại nhãn và xây dựng 66 mô hình trình diễn phòng chống dịch bệnh chổi rồng. Qua những mô hình quản lý bệnh chổi rồng, nhiều nhà vườn đã đúc kết được những kinh nghiệm mang lại hiệu quả trong công tác phòng nhện lông nhung và bảo vệ được năng suất nhãn.


Có thể bạn quan tâm

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Trồng, Sản Xuất Hoa Kiểng Bon Sai Chia Sẻ Kinh Nghiệm Trồng, Sản Xuất Hoa Kiểng Bon Sai

Các nghệ nhân đã cùng nhau giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm việc trồng, sản xuất hoa kiểng Bon sai như kỹ thuật lai tạo giống mới, cắt ghép cành, các ứng dụng bón phân hữu cơ trong hoa kiểng, thông tin về nhu cầu thị trường; tham quan khu Trung tâm công nghệ sinh học Lan Anh, thăm một số vườn hoa kiểng tại làng hoa Tân Quy Đông cùng một số khu di tích lịch sử của TP.Sa Đéc.

12/11/2014
Giao Lưu, Trao Đổi Về Thị Trường Hoa Tết Giao Lưu, Trao Đổi Về Thị Trường Hoa Tết

Vừa qua, tại phường Tân Qui Đông, TP.Sa Đéc, Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Đồng Tháp và Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA) tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ (CLB) Sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Đồng Tháp lần 2 năm 2014 với chủ đề giao lưu, trao đổi về thị trường hoa Tết.

12/11/2014
Xã Đạo Đức Chú Trọng Trồng Cây Vụ Đông Xã Đạo Đức Chú Trọng Trồng Cây Vụ Đông

Trong vụ Đông năm 2014, cây ngô được trồng trên diện tích lớn và được coi là cây trồng chính; ngoài cây ngô và rau, đậu các loại còn được chính quyền và người dân xã Đạo Đức (Vị Xuyên) quan tâm, chú trọng cả đến cây cải Xa-lát, loại cây trồng hứa hẹn nhiều tiềm năng.

12/11/2014
Dân Bức Xúc Vì 60 Ha Ruộng Bỏ Hoang Dân Bức Xúc Vì 60 Ha Ruộng Bỏ Hoang

Hơn 8 năm nay, 60ha đất sản xuất nông nghiệp ở các cánh đồng Tam Ván, Tân Đức, xã Bình Châu (Bình Sơn) không sản xuất được khiến đời sống 800 hộ nông dân ở các thôn Châu Thuận Nông, Phú Quý, Tân Đức gặp khó khăn.

12/11/2014
Nông Dân Đốt Bỏ Mía Vì Nhà Máy Ngừng Mua Nông Dân Đốt Bỏ Mía Vì Nhà Máy Ngừng Mua

Không chỉ riêng trường hợp bà Ráng, nhiều hộ nông dân ở đây cũng gặp tình cảnh tương tự khi Xí nghiệp đường Cà Mau (thuộc Công ty cổ phần mía đường Tây Nam ở ấp I, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) thông báo không thu mua mía nguyên liệu trong vùng và hàng trăm hộ dân ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

12/11/2014